“Cuộc chiến” bản quyền tin tức, bài học nào cho Việt Nam?
Sau cuộc đối đầu đầy căng thẳng gần đây giữa Chính phủ Australia và Facebook, nhiều quốc gia đang tìm cách siết chặt quản lý các “gã khổng lồ” công nghệ để bảo đảm quyền lợi cho các cơ quan báo chí trong nước. Để hiểu rõ hơn về “cuộc chiến” bản quyền tin tức và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm ứng phó của Việt Nam, BNEWS/TTXVN trích dẫn bài viết của chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.
* Sự thống trị của các công ty công nghệ toàn cầu và cuộc chiến bản quyềnTrong ít năm gần đây, các mạng xã hội như Microsoft, Google, Facebook và Amazon…, đã trở thành những nền tảng tương tác quan trọng cho người dùng internet toàn cầu, đồng thời cung cấp lượng thông tin khổng lồ.
Với sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội và các phương tiện công nghệ, thói quen đọc của nhiều người đã thay đổi. Người dùng trên toàn cầu chuyển dần từ đọc báo in sang sử dụng các nền tảng công nghệ và mạng xã hội để đọc tin tức.
Trong khi đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền tảng công nghệ và mạng xã hội cùng với việc ngày càng gia tăng số lượng nội dung tin tức trực tuyến miễn phí đi cùng với sự sụt giảm nhanh chóng lượng khách hàng của các hãng truyền thông, đẩy nhiều hãng vào tình cảnh khó khăn về tài chính. Rất nhiều tòa soạn và hãng truyền thông phải đóng cửa, cắt giảm việc làm hoặc thu hẹp quy mô.Chỉ riêng tại Australia, tính từ 2018, đã có hơn 100 toà soạn tin tức địa phương tuyên bố ngừng xuất bản, một số các hãng truyền thông lớn tiến hành giải thể và sáp nhập. Thậm chí, hãng thông tấn quốc gia Australia (AAP) bất ngờ tuyên bố đóng cửa vào cuối tháng 3/2020, sau 85 năm hoạt động do tình hình tài chính khó khăn. Tại Canada, trong khoảng 10 năm qua, hơn 250 tờ báo của Canada đã phải đóng cửa.
Vấn đề ở chỗ, các hãng truyền thông cũng muốn các tờ báo, các nhà xuất bản có cơ hội phổ biến thông tin và nội dung trên mạng xã hội để đến được đông đảo người dùng. Nhưng các hãng truyền thông cũng muốn các công ty công nghệ toàn cầu trả tiền cho việc sử dụng bản quyền tin tức của báo chí, dựa trên những điều kiện cạnh tranh công bằng và hợp lý hơn.Các hãng truyền thông tại nhiều quốc gia từ lâu đã đấu tranh để yêu cầu các hãng công nghệ trả tiền để sử dụng nội dung tin tức của họ. Truyền thông châu Âu là bên đi đầu trong nỗ lực này. Những nỗ lực của các hãng truyền thông đã tác động đến Chính phủ các nước. Chính phủ các nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Australia, Canada, Mỹ, cho đến quốc gia có lượng người sử dụng mạng xã hội lớn ở châu Á như Ấn Độ… đều đã có những nghiên cứu và đưa ra các biện pháp để đảm bảo tính hợp lý và cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực truyền thông.
Sau một thời gian dài thúc giục các công ty công nghệ thỏa thuận về tự nguyện trả tiền khi lấy tin tức từ các tổ chức báo chí nhưng không đạt kết quả, từ giữa năm 2020, nhằm bảo vệ ngành truyền thông trong nước và nỗ lực kiểm soát các công ty công nghệ toàn cầu, Chính phủ Australia đã thúc đẩy ban hành Bộ quy tắc thương lượng truyền thông. Australia trở thành quốc gia tiên phong trong việc đưa ra dự luật yêu cầu các công ty công nghệ lớn phải trả phí sử dụng nội dung tin tức cho các hãng truyền thông địa phương.Dự luật của Chính phủ Australia lập tức thu hút sự chú ý của các hãng truyền thông trên thế giới và nhận được sự hưởng ứng từ rất nhiều các chính phủ khác cũng đang theo đuổi kế hoạch kiểm soát các hãng công nghệ lớn trong lĩnh vực truyền thông, như Pháp, Canada…Hai hãng công nghệ hàng đầu là Google và Facebook, đã nhiều lần công khai lên tiếng phản đối. Ngày 17/2 Facebook đã gây chấn động khi đột ngột cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức và đóng cửa các trang Facebook của các hãng tin Australia. Facebook cho rằng báo chí có lợi khi đăng tin tức lên Facebook và việc Facebook phải trả tiền cho báo chí là không công bằng. Facebook cho rằng Bộ Quy tắc thương lượng truyền thông bắt buộc mà Chính phủ Australia theo đuổi đang thiên về hướng có lợi nhiều hơn cho các hãng truyền thông. Hành động của Facebook là một thách thức nghiêm trọng của các công ty công nghệ lớn trước luật pháp của các quốc gia và tạo ra làn sóng phản đối rộng lớn trên thế giới.Ngày 25/2/2021, Chính phủ Australia thông qua luật có tên chính thức là Luật Thương lượng các nền tảng số và thông tin truyền thông, nhằm buộc các nền tảng mạng xã hội hoạt động tại nước này phải trả phí cho việc khai thác, sử dụng thông tin từ các công ty truyền thông. Điều luật trên được thông qua với sự ủng hộ mạnh mẽ của các đảng phái tại Australia.Đây là điều luật đầu tiên trên thế giới buộc các công ty công nghệ lớn, mà trước hết là Google và Facebook phải trả phí cho các hãng tin, tòa soạn báo, công ty truyền thông một khi các nền tảng mạng này khai thác, sử dụng thông tin của họ.Theo luật này, Google và Facebook cần phải đàm phán các thỏa thuận bản quyền với đơn vị cung cấp thông tin xuất hiện trên mạng xã hội của các công ty công nghệ này. Mục đích của luật là tạo ra khuôn khổ cho việc đàm phán bình đẳng giữa các các công ty công nghệ lớn toàn cầu, vốn được coi là có sức mạnh thị trường lớn hơn hẳn so với các hãng tin tức nội địa. Trên cơ sở đó buộc các công ty công nghệ lớn, trước hết Google và Facebook, trả tiền cho nội dung tin tức của các tổ chức báo chí nội địa xuất hiện trên các nền tảng công nghệ.Bài học nào cho Việt Nam?Theo báo cáo Xu hướng tiếp thị kỹ thuật số Việt Nam 2021 (Vietnam Digital Marketing Trends 2021) được thực hiện trong tháng 1/2021, quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam năm 2018 có mức doanh thu tương ứng xấp xỉ 569,9 triệu USD; năm 2019 đạt 715,5 triệu USD; năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng của ngành quảng cáo trực tuyến chững lại, nhưng vẫn duy trì tổng doanh thu ước khoảng 820 triệu USD (khoảng 18.860 tỷ đồng).Với đà phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam trong năm 2021 được dự báo sẽ đạt mức doanh thu 955,7 triệu USD. Nhưng từ nhiều năm nay, phần lớn doanh thu từ hoạt động quảng cáo trực tuyến này nằm trong tay Google và Facebook, Youtube... Hầu hết doanh nghiệp tham gia khảo sát trong báo cáo đều cho biết đã chi rất lớn, thậm chí hơn 50% ngân sách quảng cáo kỹ thuật số vào kênh Facebook.
Trước thực trạng đó, Việt Nam cũng cần luật hóa việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận bản quyền với các đơn vị cung cấp thông tin để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng của thị trường truyền thông. Google hiện nay đã ký thỏa thuận chi trả cho khoảng 500 cơ quan báo chí trên toàn cầu, từ châu Mỹ, châu Âu cho đến châu Á. Sau khi đạt được thỏa thuận với Chính phủ Australia, Facebook có thể sẽ bắt đầu quá trình thương lượng với các cơ quan báo chí nước này, rồi mở rộng sang các quốc gia khác. Chính vì vậy, Việt Nam cũng nên tận dụng cơ hội này.
Việt Nam có thể tham khảo cách thức tiếp cận của Australia đối với các công ty công nghệ lớn đang chi phối lĩnh vực quảng cáo trực tuyến và phân phối nội dung tin tức.Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có các bước đi linh hoạt để vấn để không bị đẩy đi xa ngoài mong muốn.Trước hết, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc luật hóa và đưa ra các điều khoản phù hợp và các tiêu chí hợp lý để các khoản chi trả được phân bổ hợp lý tới các chủ thể, không để chỉ các hãng truyền thông lớn được hưởng lợi, còn các công ty nhỏ chịu thiệt thòi.Thứ hai, cần xác định việc thương lượng đơn lẻ của từng cơ quan báo chí với các công ty công nghệ toàn cầu lớn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần phải thương lượng tập thể và có sự hậu thuẫn của cơ quan chức năng thì mới hy vọng đạt được tiến bộ. Việt Nam sẽ phải liên kết giữa các bộ, ngành liên quan, đồng thời trao đổi với các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước để thống nhất ý chí. Thứ ba, Cơ quan quản lý báo chí cần có kế hoạch xây dựng một liên minh kết nối các cơ quan báo chí lớn của Việt Nam, có lượng bạn đọc, lượng truy cập lớn và thường xuyên được khai thác, sử dụng thông tin, sản phẩm trên các nền tảng công nghệ như Facebook, YouTube... để có tiếng nói chung trong việc đấu tranh đòi quyền lợi về bản quyền và chi phí đối với những nền tảng này.Cuối cùng, cùng với việc luật hóa đàm phán phí bản quyền báo chí, tin tức với các công ty công nghệ toàn cầu như Google và Facebook, cần tạo điều kiện cho các công ty công nghệ, các sản phẩm công nghệ trong nước phát triển đủ mạnh, có thể cạnh tranh bình đẳng và để giảm bớt nguy cơ phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty công nghệ toàn cầu trong tương lai./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Facebook đạt được thỏa thuận trả tiền cho một số hãng tin tức lớn của Australia
08:27' - 16/03/2021
Tập đoàn công nghệ Facebook đã phát đi tín hiệu "thiện chí" mới trong nỗ lực đạt được thỏa thuận trả tiền cho một số hãng tin tức lớn của Australia.
-
Công nghệ
Cuộc chiến giữa Facebook và Apple về bảo mật dữ liệu ngày một “nóng”
19:08' - 15/03/2021
Thế giới công nghệ đang dành nhiều sự chú ý đến một cuộc chiến khá “âm thầm” về quyền riêng tư người dùng và hơn hết là quyền quảng cáo giữa hai ông lớn Apple và Facebook.
-
Doanh nghiệp
Microsoft “bắt tay” với các nhà xuất bản châu Âu trong cuộc chiến phí bản quyền
12:09' - 23/02/2021
Microsoft và bốn tổ chức lớn về báo chí ở Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch hợp tác tạo ra một giải pháp buộc các nền tảng công nghệ lớn phải trả tiền khi sử dụng các nội dung tin tức.
-
Kinh tế và pháp luật
EU lên tiếng về các quy tắc bản quyền mới
07:59' - 19/02/2021
Ủy ban châu Âu cho biết các quy tắc bản quyền mới giúp bảo vệ các nhà xuất bản ở châu Âu, giúp các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) không phải đối mặt với tình huống tương tự như Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23' - 04/07/2025
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.