Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động đến châu Á
Trang kinh tế báo Le Monde có bài “Châu Á lo ngại phải trả giá cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”.
Trong lúc cuộc quyết đấu giữa Washington và Bắc Kinh chưa có dấu hiệu sớm có thể thuyên giảm, các nước châu Á đang phải tính toán đến những tác động đối với nền kinh tế của mình. Bài viết nhận định: “Cho đến giờ, gia tăng căng thẳng nhìn chung vẫn chưa ảnh hưởng tới toàn khu vực, một khu vực kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu và lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng gió có thể đang đổi chiều”.Le Monde ghi nhận: Cuối tháng 10 vừa qua, một loạt Chỉ số quản lý thu mua (PMI) được công bố cho thấy hoạt động sản xuất gia công ở các nước như Malaysia, Thái Lan và Vùng lãnh thổ Đài Loan đang hụt hơi. Tại Hàn Quốc, niềm tin của các doanh nghiệp cũng rơi xuống mức thấp nhất từ hai năm trở lại đây.Cũng như đa số các nước trong khu vực, Hàn Quốc vẫn coi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu khi tiêu thụ 1/4 lượng hàng xuất khẩu của Xứ sở Kim Chi.
Từ nhiều tháng qua, Washington và Bắc Kinh "ăn miếng trả miếng" nhau bằng các đòn trừng phạt thuế quan trên lượng hàng hoá trị giá hàng trăm tỷ USD.Nhưng có điều là các mặt hàng vẫn gọi là "Sản xuất tại Trung Quốc" (Made in China) lại chứa đựng rất nhiều chi tiết được nhập từ các nước láng giềng. Khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị sụt giảm thì các nhà cung ứng châu Á cũng không thể tránh khỏi "vạ lây".
Khi tăng trưởng chững lại cũng có thể khiến nhu cầu của Trung Quốc về một loạt các sản phẩm và dịch vụ bị cắt giảm như: kim loại đồng ở Lào, linh kiện điện tử ở Việt Nam rồi đến du lịch tới Campuchia hay Thái Lan - những điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc.Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm 1 điểm sẽ kéo theo cả khu vực còn lại của châu Á giảm 0,5 điểm.Tuy nhiên, một số nước có thể hy vọng được hưởng lợi từ bối cảnh này, nhất là nếu các nhà công nghiệp quyết định quy hoạch lại địa điểm của một phần sản xuất của họ để né thuế Mỹ đánh vào các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Bài viết nhận định: “Đã có một cơ sở công nghiệp vững chắc, giá thành sản xuất vẫn còn hấp dẫn và một loạt các thỏa thuận tự do mậu dịch đã ký, châu Á vẫn còn những ưu thế”.
Những nước có thu nhập thấp cũng có "lá bài" để chơi trong lĩnh vực có ít lời lãi vốn từ lâu vẫn do Trung Quốc thống trị. Ví dụ: Bangladesh đã trở thành nhà xuất khẩu quần áo may sẵn thứ hai thế giới.Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia vẫn cần có thời gian để phác thảo lại chiến lược sản xuất của mình nên trước mắt những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn hiện hữu và lợi nhuận sẽ không thể có được trước năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu “hụt hơi” từ giữa năm 2019
14:53' - 19/11/2018
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo nền kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu “hụt hơi” từ giữa năm 2019 và có thể rơi vào suy thoái trong năm 2020, thời điểm Mỹ tiến hành cuộc bầu cử tổng thống.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ đổi địa điểm đàm phán thương mại vào phút chót
19:38' - 18/11/2018
Nguồn tin trên cho biết kế hoạch này đã được điều chỉnh sau "cuộc đối thoại cấp chuyên gia" giữa Bắc Kinh và Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Bức màn sắt kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc
05:30' - 18/11/2018
Nếu Mỹ và Trung Quốc không thể giải quyết được những khác biệt chiến lược giữa họ, “bức màn sắt kinh tế” giữa hai nước sẽ dẫn đến sự chia rẽ thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Lượng trái phiếu chính phủ của Mỹ do Trung Quốc nắm giữ rơi xuống mức thấp nhất
21:00' - 17/11/2018
Cụ thể, lượng trái phiếu chính phủ của Mỹ do Trung Quốc nắm giữ trong tháng 9 đạt 1.151 tỷ USD, giảm 13,7 tỷ USD so với tháng trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55'
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.