Cuộc chiến thương mại "níu chân" kinh tế Pháp
Cơ quan Thống kê và nghiên cứu kinh tế INSEE mới đây đã điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo tăng trưởng kinh tế Pháp trong nửa đầu năm 2025 với chỉ tiêu 0,1% trong quý I và 0,2% trong quý II. Theo Tạp chí La Tribune của Pháp, một trong những nguyên nhân chính của việc điều chỉnh xuống này là cuộc chiến thương mại do Mỹ châm ngòi.
Giữa những đe dọa về chiến tranh thuế quan toàn cầu, gia tăng căng thẳng địa chính trị ở châu Âu và việc thắt chặt ngân sách, các doanh nghiệp và hộ gia đình Pháp đang phải đối mặt với môi trường đầy bất ổn. Trong báo cáo tình hình kinh tế mới nhất có tiêu đề "Bất ổn toàn cầu, tăng trưởng trì trệ", INSEE đã điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nửa đầu năm 2025. Theo cơ quan này, hoạt động kinh tế của Pháp sẽ tăng tốc chậm, ở mức 0,1% trong quý I và 0,2% trong quý II, thay vì mức trung bình 0,2% cho hai quý đầu tiên như dự báo hồi tháng 12/2024.Như vậy, sau Ngân hàng trung ương Pháp và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc điều chỉnh dự báo tăng trưởng này của INSEE là một đòn giáng mạnh khác đối với chính phủ của Thủ tướng François Bayrou, đang phấn đấu đạt thâm hụt ngân sách ở mức tương đương 5,4% GDP trong năm 2025, và tốc độ tăng trưởng là 1,1%. Để đạt được các chỉ tiêu này, "nền kinh tế Pháp sẽ cần tăng trưởng 0,6% trong quý III và quý IV", theo dự báo của ông Dorian Roucher, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tình hình kinh tế của INSEE. Điều này cho thấy bài toán ngân sách của chính phủ Thủ tướng Bayrou đang trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ở cấp độ châu Âu, "khu vực đồng euro cũng sẽ vẫn bị đình trệ trong nửa đầu năm 2025", INSEE khẳng định.
Yếu tố đầu tiên khiến tăng trưởng Pháp bị điều chỉnh là cuộc chiến thương mại được Mỹ châm ngòi. Theo dự báo của INSEE, đóng góp của ngoại thương mại đối với tăng trưởng GDP ước tính bằng không trong quý I/2025. "Các biện pháp thuế quan sẽ làm giảm tăng trưởng thương mại toàn cầu 0,1 điểm phần trăm trong quý đầu tiên và 0,4 điểm phần trăm trong quý thứ hai. Điều này khiến chúng tôi phải xem xét lại dự báo về ngoại thương", ông Dorian Roucher giải thích. Về mặt thương mại, Pháp ít bị ảnh hưởng bởi những biến động của thuế quan hơn các nước láng giềng Đức và Italy. Nhưng sự gia tăng căng thẳng này có nguy cơ tác động đến cấu trúc sản xuất của Pháp. "Dữ liệu hải quan cho thấy sự sụt giảm mạnh trong quý đầu tiên", ông Clément Bortoli, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp của INSEE, chỉ ra. Hầu hết các lĩnh vực xuất khẩu lo ngại sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu đối với Pháp và sự sụt giảm đơn đặt hàng, ngoại trừ các lĩnh vực hàng không và hải quân. Trong dự báo của mình, các nhà kinh tế của INSEE đã giữ mức tăng thuế quan trung bình là 20%. "Nhưng có nhiều yếu tố bất định trong việc thực hiện các biện pháp áp thuế", ông Clément Bortoli lưu ý và giải thích thêm rằng các biện pháp cuối cùng được áp dụng có thể ít khắc nghiệt hơn những gì đã được công bố. Nếu mức độ của các biện pháp khắc nghiệt hơn thì mọi việc sẽ trở nên tệ hơn nhiều. Mối đe dọa khác đối với tăng trưởng Pháp đó là việc cắt giảm ngân sách. Luật tài chính của Pháp đã được thông qua cách đây vài tuần, nhưng việc áp dụng nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Sáu tuần đầu năm đã chứng kiến việc áp dụng luật đặc biệt trong các cơ quan hành chính do thiếu ngân sách được thông qua vào cuối năm 2024. "Đã có sự giảm mạnh chi tiêu công trong giai đoạn này", ông Dorian Roucher lưu ý. Thêm vào đó sẽ là những khoản tiết kiệm sắp tới trong chi tiêu của Nhà nước, y tế và chính quyền địa phương. *Tiêu dùng sẽ là động lực tăng trưởngTrái ngược với năm 2024, tiêu dùng sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong nửa đầu năm 2025 nhờ lạm phát hạ nhiệt. INSEE dự báo mức tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình là 0,4% trong quý I và 0,2% trong quý II. "Lạm phát đã giảm đáng kể và sẽ vẫn duy trì ở mức rất thấp nhờ giá dầu giảm. Với tình trạng giảm lạm phát này, người lao động đang lấy lại sức mua", ông Dorian Roucher nhấn mạnh.
Tuy nhiên, việc tăng thuế dự kiến cũng có thể gây áp lực lên hoạt động của hộ gia đình và doanh nghiệp. Mặc dù có những tin tốt này về mặt tiêu dùng, tỷ lệ tiết kiệm vẫn ở mức cao. INSEE dự báo sự sụt giảm rất nhẹ xuống 18,2% vào cuối tháng 6/2025, so với 18,4% vào cuối tháng 12/2024. "Tỷ lệ tiết kiệm có thể được coi là một nguồn dự trữ tăng trưởng nếu niềm tin được khôi phục. Ngược lại, đó cũng có thể là một biểu hiện tiêu cực nếu điều đó thể hiện như một động thái phòng ngừa", ông Clément Bortoli cảnh báo. Về việc làm, các chỉ số cũng không khả quan. Nền kinh tế Pháp đã mất 90.000 việc làm trong quý cuối năm 2024. Và 50.000 vị trí việc làm khác có thể bị đe dọa trong nửa đầu năm, INSEE dự đoán. Tình hình việc làm đang ở mức thấp nhất trong 10 năm, ngoại trừ thời kỳ COVID-19. "Cùng với sự gia tăng lực lượng lao động được thúc đẩy bởi việc triển khai cải cách hưu trí, sự sụt giảm việc làm này sẽ đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7,6% vào giữa năm 2025", INSEE cho biết. Đây là một điềm không tốt khi Bộ trưởng Kinh tế, Éric Lombard, đang trông đợi vào sự tăng trưởng tỷ lệ việc làm để giảm thâm hụt ngân sách. Một số nhà kinh tế cho rằng việc tăng đầu tư vào quốc phòng có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng. "Các tác động có thể chưa hiện hữu ngay, nhưng tốc độ sản xuất sẽ tăng lên và việc tuyển dụng lao động cũng được thúc đẩy", ông Clément Bortoli nhận xét.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Pháp có thể "đóng băng" trong quý IV/2024
14:08' - 13/11/2024
Chính phủ Pháp đang trông cậy vào khả năng phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh nước này đang nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49'
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31'
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35'
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23'
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.
-
Kinh tế Thế giới
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
16:17'
Các quan chức của Fed đã báo hiệu ý định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% trong khi chờ đợi thêm sự rõ ràng về mức độ, thời điểm và tác động kinh tế của thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khẩn trương ứng phó vụ hỏa hoạn, gây sập cầu ở Bắc Kinh
13:39'
Sở Giao thông Vận tại Bắc Kinh thông báo hai đầu cây cầu bắc qua sông Triều Bạch, trên đường Thuận Bình, quận Thuận Nghĩa, đã được phong tỏa để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Mỹ-Trung: Nhiều chông gai phía trước
10:05'
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã phát tín hiệu về khả năng giảm đáng kể mức thuế áp lên hàng hóa từ Trung Quốc, mặc dù khẳng định sẽ không dỡ bỏ hoàn toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc đến Mỹ để đàm phán về thuế quan và thương mại
09:15'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok ngày 22/4 (giờ Mỹ) đã đến thủ đô Washington, D.C để tham gia các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed
08:49'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (tức Ngân hàng trung ương Mỹ - Fed), ông Jerome Powell.