Cuộc chiến tiền tệ đằng sau lạm phát và câu chuyện của Singapore
Ngày 14/7, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố sẽ thắt chặt chính sách đối với đồng đô la Singapore (SGD), nâng tỷ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa (NEER) của đồng tiền này.
Singapore không thành lập ngân hàng trung ương, MAS đang thực hiện chức năng của một ngân hàng trung ương. Điều đáng quan tâm là MAS thường công bố báo cáo thuyết minh chính sách vào tháng Tư và tháng Mười hàng năm.
Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 đến nay, MAS đã bốn lần thắt chặt chính sách. Tiếp sau đà tăng giá của SGD vào tháng Một năm nay, MAS đã một lần nữa chủ động can thiệp vào tỷ giá hối đoái của đồng SGD ngoài các mốc thời gian bình thường.
Dường như trong cùng thời gian, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đều dồn dập hành động. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong tháng Bảy, nhưng đang do dự giữa hai biên độ 75 điểm cơ bản hay 100 điểm cơ bản – mức cao nhất trong lịch sử.
Ngân hàng trung ương Canada cũng tiếp tục nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản sau hai lần tăng 50 điểm cơ bản trước đó, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, Philippines, New Zealand… cũng đều lần lượt tuyên bố tăng lãi suất với mức độ kỷ lục.
Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu leo thang và đối diện với mối đe dọa suy thoái kinh tế hiện nay, ngân hàng trung ương các nước đang tiến hành một cuộc chiến tiền tệ để bảo vệ lợi ích của nước mình.
Trong thời đại toàn cầu hóa, vốn có thuộc tính theo đuổi lợi nhuận tự nhiên tìm kiếm cơ hội sinh lợi tốt trên phạm vi toàn cầu, trong giai đoạn thịnh vượng và mở rộng, các nước an toàn ổn định và có tiềm lực phát triển lớn có thể thu hút dòng vốn bên ngoài chảy vào.
Trong giai đoạn đình trệ hoặc suy thoái, các nước có giá trị tiền tệ ổn định và có thể mang lại lợi nhuận cao lại nhận được sự ưu ái của dòng vốn.
Tiền tệ đóng vai trò là “mỏ neo” đo lường thực lực kinh tế và mức độ thịnh vượng của các nước, trở thành công cụ chiến tranh kinh tế vào những thời điểm bất thường.
Cuối thập niên 1990, các nhà đầu cơ tài chính quốc tế chủ yếu dựa vào các quỹ dự phòng thông qua một loạt các cuộc tấn công vào thị trường chứng khoán, ngoại hối, tương lai khiến dự trữ ngoại hối tích lũy trong thời gian dài của nhiều quốc gia châu Á tan thành mây khói, kích hoạt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Chính phủ các nước đều thận trọng và lo ngại khi đứng trước “con bão hoàn hảo” hiện nay, nên đã huy động tối đa các công cụ chính sách để tránh trở thành "vật hy sinh" của cuộc chiến tiền tệ.
Trước đó, quốc gia Nam Á Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ do dự trữ ngoại hối cạn kiệt, không thể mua hàng hóa chiến lược như năng lượng… và mất khả năng trả nợ nước ngoài, điều này đã trực tiếp gây ra khủng hoảng chính trị và bất ổn quốc gia.
Singapore là nền kinh tế nhỏ khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Kể từ khi thành lập đất nước đến nay, nước này luôn đề phòng các kịch bản xấu, nhất quán theo đuổi chính sách tài khóa “liệu cơm gắp mắm”, sau nỗ lực của nhiều thế hệ đã tích lũy được nguồn dự trữ tài chính quốc gia đáng kể, trở thành “hòn đá tảng” quan trọng nhất cho sự thịnh vượng và ổn định của đất nước.
Mặt khác, hưởng lợi từ tính hiệu quả cao của chính phủ, tố chất cao của người dân, cũng như sự hợp tác chặt chẽ của ba bên chính phủ, nhà đầu tư và người lao động, Singapore trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất và tỷ lệ tử vong vì COVID-19 thấp nhất, tiếp tục duy trì sự mở cửa trong thời kỳ hậu dịch bệnh, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2022 của nước này đã tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Cũng chính vì vậy, Singapore có thể tương đối thoải mái và bình tĩnh trong cuộc chiến tiền tệ hiện nay so với ngân hàng trung ương các nước khác. MAS trước tiên đã lựa chọn phương án chính sách để cho đồng SGD mạnh lên.
Suy cho cùng, nâng lãi suất là “con dao hai lưỡi”, việc này sẽ khiến dòng tiền nóng trên thị trường sụt giảm, tiền quay vòng của doanh nghiệp căng thẳng, làm gia tăng khả năng dẫn đến suy thoái kinh tế.
Là một nền kinh tế mở ứng phó với áp lực lạm phát, việc đồng SGD mạnh lên có thể phát huy hiệu quả tức thì. MAS nâng tỷ giá hối đoái của đồng SGD ít nhất 5%, tính theo tỷ lệ phần trăm hàng năm.
Lấy tỷ lệ lạm phát lương thực trong nước làm ví dụ, có thể duy trì ở mức bằng 1/5 tỷ lệ lạm phát lương thực toàn cầu. Hơn nữa, là một nền kinh tế ổn định, mở cửa và tự do, Singapore có thể tiếp tục duy trì lợi thế về dòng vốn ròng nước ngoài.
Đúng như lãnh đạo thế hệ thứ tư của Singapore, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong tự tin phát biểu trước Quốc hội rằng, mặc dù đối diện với lạm phát toàn cầu, nhưng Singapore tin rằng sẽ không rơi vào suy thoái hoặc lạm phát đình trệ trong năm tới.
Ngay cả khi có những biến động hay cú sốc bất ngờ, Singapore vẫn có thể đánh giá được tình hình và có đủ công cụ chính sách, cũng như thực lực kinh tế để chuyển khủng hoảng thành cơ hội./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Singapore trở thành quốc gia đầu tiên phủ sóng 5G hoàn toàn
18:39' - 22/07/2022
"Đảo quốc Sư tử" đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phủ sóng hoàn toàn bằng mạng 5G độc lập, sau khi nhà mạng Singtel của nước này chính thức đạt tỷ lệ phủ sóng 5G lên tới 95%.
-
Phân tích - Dự báo
Ba kịch bản cho nền kinh tế Singapore trong năm 2023
05:30' - 21/07/2022
Cơ quan tiền tệ Singapore cảnh báo giá cả ở Singapore sẽ tiếp tục ở mức cao – hoặc thậm chí còn cao hơn và kéo dài hơn đến tận năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Airbus và Singapore hợp tác triển khai dịch vụ kỹ thuật số cho máy bay trực thăng quân sự
12:10' - 19/07/2022
Airbus và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Singapore hợp tác triển khai các dịch vụ kỹ thuật số cho các nền tảng máy bay trực thăng quân sự.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch tại Singapore phục hồi mạnh trong nửa đầu năm 2022
18:48' - 14/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 14/7, Tổng cục Du lịch Singapore (STB) thông báo trong nửa đầu năm 2022 nước này đã đón 1,5 triệu lượt khách, gấp gần 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính
Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó lạm phát
10:57' - 14/07/2022
Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) ngày 14/7 đã thắt chặt chính sách, tạo điều kiện cho đồng dollar Singapore (SGD) mạnh hơn nhằm đối phó với tác động của việc tăng giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30'
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30'
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30' - 03/04/2025
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30' - 03/04/2025
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30' - 02/04/2025
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.