Cuộc đua AI toàn cầu – Bài cuối: Cuộc chơi đuổi bắt
* Cuộc tranh luận tại Thung lũng Silicon
Những tuyên bố của DeepSeek về chi phí thấp và khả năng tiên tiến của các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới do công ty này tạo ra đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc công ty sẽ trở nên đột phá như thế nào. Các nhà lãnh đạo của Thung lũng Silicon đã ca ngợi những đổi mới của công ty, đồng thời cũng hạ thấp tầm quan trọng của chúng.
Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman gọi mô hình R1 là ấn tượng, trong khi tỷ phú Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Meta, ghi nhận công ty đã tạo ra những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, ông Zuckerberg coi bước đột phá của DeepSeek chỉ là một trong số nhiều bước đột phá trong một lĩnh vực đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Theo một số người theo dõi công nghệ Trung Quốc, tiến bộ của DeepSeek không đủ quan trọng để thay đổi thực tế là các công ty AI của nước này đã theo sau.
Công trình của DeepSeek nằm trong phạm trù đó. Điều thực sự có thể thay đổi cục diện trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung là nếu họ xây dựng được thứ gì đó thực sự mang tính đột phá lớn. “Chúng ta hãy xem liệu họ có đạt được điều đó không”, bà Helen Toner, nhà phân tích chính sách AI tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Georgetown và là cựu thành viên hội đồng quản trị tại OpenAI, cho biết.
Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng việc một công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc đứng sau bước tiến mới nhất đáng kinh ngạc này chính là một khoảnh khắc mang tính bước ngoặt, thay đổi cục diện cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc.
* Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI?
Chuyên gia Tilly Zhang, nhà phân tích công nghệ Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics - một công ty nghiên cứu tập trung vào Trung Quốc, cho rằng: Mô hình mới nhất của DeepSeek không có nghĩa là Trung Quốc đang vượt Mỹ trong cuộc đua AI, nhưng nó chứng minh rằng các công ty Trung Quốc đang có bước tiến đáng kể trong đổi mới phần mềm, giúp giảm bớt hạn chế do những biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Cuộc đua giành vị trí dẫn đầu về AI không còn chỉ là về việc ai có quyền truy cập những con chip tốt nhất, mà là về việc ai sử dụng chúng một cách tốt nhất.
Tầm quan trọng của những đột phá về mặt kỹ thuật của DeepSeek vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nhưng không thể nhầm lẫn được làn sóng chấn động lan truyền khắp thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư nhận ra những tác động của cải tiến chính: cắt giảm đáng kể chi phí đào tạo cho những mô hình AI tiên tiến nhất.
Mô hình của DeepSeek làm suy yếu lập luận mà các công ty AI của Mỹ đưa ra một cách mạnh mẽ trong năm vừa qua, rằng những tiến bộ về AI đòi hỏi một lượng vốn lớn và cơ sở hạ tầng để phát triển và triển khai công nghệ của họ ở quy mô lớn.
Thay vào đó, họ cho rằng các mô hình đắt tiền hơn nhiều do Mỹ phát triển sẽ không có nhiều điểm khác biệt, làm dấy lên nỗi lo sợ của các nhà đầu tư về một cú sốc giảm phát mạnh.
* Ngành AI toàn cầu sẽ "chuyển mình"?
Để thể hiện sự tự tin vào vị thế của mình, DeepSeek đã công bố nghiên cứu và phát hành các mô hình dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, một phiên bản giới hạn hơn của phần mềm nguồn mở cho phép bất kỳ ai cũng có thể tải xuống, sử dụng và sửa đổi công nghệ.
Động thái này sẽ thu hút sự theo dõi rộng rãi trên toàn thế giới trong số các nhà phát triển phần mềm đang tìm kiếm những mô hình mở để xây dựng ứng dụng. Hầu hết những mô hình do các công ty AI hàng đầu của Thung lũng Silicon phát triển vẫn đóng, mặc dù có một số ngoại lệ, trong đó đáng chú ý là Meta, công ty có những mô hình mở đã tăng vọt về mức độ phổ biến.
Nhưng mô hình của Deepseek có thể tiếp cận được với chi phí thấp hơn nhiều. Công ty Trung Quốc này cho biết họ chỉ tính phí 1,4 xu Mỹ cho mỗi một triệu mã thông báo mà họ tạo ra, tương đương với khoảng 700.000 từ. Ngược lại, Meta tính phí 2,80 USD cho cùng một đầu ra từ các mô hình lớn nhất của mình.
Chuyên gia Keegan McBride, nhà nghiên cứu tại Viện Internet Oxford, người đang tập trung vào tác động địa chính trị của AI, cho biết một số lượng lớn các nhà phát triển đang thử nghiệm giải pháp dựa trên AI nguồn mở của Trung Quốc hiện nay. Điều này thực sự cho thấy rằng trong không gian AI, Mỹ không phải là lựa chọn duy nhất.
Ngoài tác động trực tiếp của Deepseek đối với thị trường sản phẩm AI, bước đột phá của công ty này cũng hứa hẹn sẽ có những tác động địa chính trị, diễn ra vào thời điểm mà nhiều người tin là thời điểm then chốt trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để giành quyền thống trị AI.
Tỷ phú Zuckerberg đã cảnh báo rằng để duy trì lợi thế cạnh tranh, điều quan trọng là Mỹ phải có tiêu chuẩn riêng. Ông Zuckerberg nói: “Chúng tôi muốn xây dựng hệ thống AI mà mọi người trên khắp thế giới đang sử dụng”.
DeepSeek đã thúc đẩy tính cấp thiết để mọi quốc gia đánh giá cán cân quyền lực công nghệ đang nổi lên trên toàn cầu, ông Craig Mundie cho biết. Ông Craig Mundie là một cựu nhân viên của Microsoft và cựu cố vấn Nhà Trắng, nhà tư vấn cho Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman, về chính sách và chiến lược công nghệ.
Nếu Trung Quốc có được vị thế ngang bằng với Mỹ về AI, điều này sẽ có tác động đến mọi thứ mà công nghệ AI cuối cùng có thể được sử dụng, ông Dario Amodei, Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp AI Anthropic của Mỹ cảnh báo
Ông Mundie, Chủ tịch Diễn đàn ngoại giao “Đối thoại AI Mỹ-Trung” do cố ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thành lập, chỉ ra rằng AI là ‘công nghệ sử dụng kép cuối cùng’, nghĩa là nó có cả mục đích tích cực và nguy hiểm.
Sự xuất hiện của DeepSeek có khả năng sẽ ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận khi nhóm ngoại giao quốc tế sẽ triệu tập trong vòng 90 ngày tới để thảo luận về một cấu trúc an toàn đa phương chung cho phần mềm AI. Ông Mundie nói: "Điều đó không có nghĩa là mọi người đều có cùng luật lệ hay quy tắc, nhưng xây dựng kiến trúc mà những cỗ máy này phát triển để hiểu các giá trị của con người và phù hợp với những lựa chọn của xã hội ở mọi nơi trên thế giới là nhiệm vụ cấp bách".
Trong khi tại Trung Quốc, các doanh nhân trẻ đang hướng đến DeepSeek và người sáng lập của công ty như nguồn cảm hứng để xây dựng một thế hệ công nghệ mạnh mẽ mới./.
- Từ khóa :
- Thung lũng Silicon
- Deepseek
- trí tuệ nhân tạo
- OpenAI
Tin liên quan
-
Công nghệ
"Ông lớn" công nghệ Trung Quốc tích hợp DeepSeek vào dịch vụ đám mây
08:57' - 04/02/2025
Theo hãng tin Bloomberg ngày 1/2, mô hình AI của DeepSeek đã trở thành ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) di động được tải xuống nhiều nhất tại 140 thị trường.
-
Doanh nghiệp
Sức hút của DeepSeek đối với các doanh nghiệp châu Âu
15:40' - 03/02/2025
Các công ty khởi nghiệp công nghệ tại châu Âu đang dần chuyển sang sử dụng mô hình AI DeepSeek của Trung Quốc nhằm cắt giảm chi phí vận hành.
-
Kinh tế tổng hợp
Tích hợp mô hình AI "siêu việt" DeepSeek vào dịch vụ điện toán đám mây
10:25' - 03/02/2025
Động thái trên diễn ra sau khi tập đoàn Huawei hợp tác với nhà cung cấp bên thứ ba ra mắt mô hình DeepSeek R1 trên dịch vụ đám mây hôm 1/2.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung - Bài 1: Chiến lược độc đáo của DeepSeek
05:30' - 03/02/2025
Ngày 27/1, ứng dụng DeepSeek đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng các ứng dụng được tải xuống miễn phí trên “chợ phần mềm” App Store tại cả Trung Quốc và Mỹ, vượt qua cả ChatGPT của OpenAI.
-
Doanh nghiệp
Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm
22:04' - 01/02/2025
Bộ Thương mại Mỹ đang điều tra việc DeepSeek có sử dụng các vi mạch (chip) của Mỹ thuộc diện không được phép vận chuyển đến Trung Quốc hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30'
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.