Cuộc đua giành ảnh hưởng kinh tế tại châu Phi
Sở hữu diện tích lớn hơn Nga, Mỹ và Trung Quốc cộng lại, châu Phi nắm giữ 12% trữ lượng dầu mỏ thế giới, 10% trữ lượng khí đốt và 10% nguồn nước sạch có thể tái tạo. Lục địa này cũng cung cấp tới 80% nhu cầu bạch kim của thế giới, 40% nhu cầu kim cương, 25% nhu cầu vàng và 27% cobalt, đồng thời sở hữu nguồn tài nguyên đất nông nghiệp phong phú và hệ động thực vật vô giá.
Các cường quốc châu Âu đã chiến đấu giành ảnh hưởng tại châu Phi ngay từ những ngày đầu của thời kỳ chủ nghĩa thực dân cho tới kỷ nguyên các nước châu Phi giành được độc lập mà đỉnh điểm là giai đoạn thập niên 1960 của thế kỷ trước.
Kể từ đó, nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng bị giằng xé do xung đột và sự phân cực gây ra sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sự thay đổi lớn chỉ đến sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và châu Phi bắt đầu chuyển hướng sang Trung Quốc để tìm kiếm những hỗ trợ kinh tế.
Có nhiều lý do khiến các nước châu Phi ưa thích Trung Quốc hơn so với các cường quốc từng coi châu Phi là thuộc địa và Mỹ. Điều quan trọng nhất, không giống như các nước phương Tây, Bắc Kinh không quan tâm tới việc gắn kết sự hỗ trợ với các vấn đề như nhân quyền và cuộc chiến chống tham nhũng. Bên cạnh đó, các dự án của Trung Quốc thường có chi phí thấp hơn, trong khi các ngân hàng tại Bắc Kinh và Thượng Hải sẵn sàng cung cấp những khoản vay để các doanh nghiệp châu Phi khởi nghiệp với những điều khoản ràng buộc dễ dàng hơn so với các đối tác ngân hàng từ London hay Paris.Mối quan hệ lợi ích tương hỗ giữa Trung Quốc và châu Phi là không thể phủ nhận. Trung Quốc nhận được những nguyên liệu thô cần thiết cho các nhà máy của họ với giá phải chăng, trong khi các nước đối tác châu Phi nhận được các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã đóng góp đáng kể trong xây dựng nhiều đập thủy điện tại châu Phi, dù phần lớn trong số đó có quy mô nhỏ. Nhiều quốc gia châu Phi không có hứng thú với xây dựng các đập tưới tiêu do kinh phí cao và phải mất nhiều năm để thu hồi vốn. Trong khi đó, mục đích chính khiến Trung Quốc sẵn lòng giúp xây dựng các đập thủy điện nhằm tạo thêm nguồn điện năng cho các hoạt động công nghiệp, phục vụ mục đích tích trữ nước và giúp kiểm soát lũ lụt.Ngoài các đập thủy điện, Trung Quốc cũng tham gia mạnh mẽ vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng đường sá, xử lý nước thải và các công trình chính phủ. Dự án đường sắt đầu tiên do Trung Quốc xây dựng tại châu Phi năm 1974, kết nối các mỏ đồng tại Zambia tới thành phố cảng Dar es Salaam tại Tanzania. Hiện nay, Trung Quốc có kế hoạch mở rộng vành đai đường sắt này xuyên qua phía Nam CHDC Congo tới thành phố cảng Lobito của Angola.Theo dữ liệu thống kê của Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator, Nigeria hiện là quốc gia giành được nguồn vốn đầu tư lớn nhất của Bắc Kinh với 32 tỷ USD, theo sau là Algeria (19 tỷ USD), Ethiopia (17 tỷ USD), Angola (16,5 tỷ USD), Ai Cập (12 tỷ USD) và Nam Phi (9,5 tỷ USD).Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là nước duy nhất đang đẩy mạnh tầm ảnh hưởng tại châu Phi. Nga đang tăng cường sự hiện diện tại “lục địa Đen” với nguồn cung vũ khí dồi dào, trong khi Mỹ hiện là nhà đầu tư lớn nhất về dầu mỏ và khí đốt tại châu Phi. Cho dù phần lớn các nước châu Phi không sẵn lòng chấp nhận sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ, song họ đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Washington dưới hình thức đào tạo, hỗ trợ tình báo và vũ trang.Trong khi đó, Pháp vẫn giữ được tầm ảnh hưởng không nhỏ của mình tại châu Phi khi góp phần giúp các nước trong cộng đồng Pháp ngữ chống lại chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt tại các nước như Niger, Mali, Burkina Faso hay Mauritania.Bên cạnh đó, Pháp cũng duy trì sự hiện diện quân sự tại khu vực, với hai căn cứ quân sự lớn nhất đặt tại CH Chad và Mali. Trên khắp châu lục, các công ty Pháp đang hoàn tất dự án đường sắt kết nối Benin, Togo, Niger, Burkina Faso và Ivory Coast, năm quốc gia từng là thuộc địa cũ của Pháp.Giới phân tích cho rằng, mục tiêu của Paris là duy trì ảnh hưởng chính trị và văn hóa tại “lục địa Đen” thông qua các tổ chức văn hóa Pháp và cộng đồng Pháp ngữ.Rwanda là quốc gia duy nhất từ chối những liên kết mà Paris đang cố gắng thúc đẩy. Quốc gia này đã sửa đổi hiến pháp để thay thế ngôn ngữ chính thức từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, khi cho rằng Paris có liên quan tới vụ thảm sát cộng đồng người Tutsi tại Rwanda trong cuộc nội chiến năm 1994.Không thể phủ nhận, cuộc đua giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại “lục địa Đen” vẫn diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Trung Quốc hiện vẫn dẫn đầu trong cuộc đua này với những ảnh hưởng về giá trị kinh tế mà Bắc Kinh mang lại, trong khi Mỹ là nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí, còn Pháp và Anh vẫn duy trì những ảnh hưởng văn hóa đậm nét của mình tại nhiều nước châu Phi.Nhiều nhà phân tích dự đoán, một số người chơi “mới nổi” tại châu Phi như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ấn Độ hay Na Uy cũng sẽ là những đối trọng không thể xem nhẹ trong tương lai, khiến cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng càng thêm khốc liệt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi trước vai trò dẫn dắt châu Phi
05:30' - 26/02/2019
Tại phiên họp lần thứ 32 của Liên minh châu Phi (AU) vừa qua, Nam Phi được bầu làm chủ tịch năm 2020 của tổ chức, đánh dấu sự trở lại của nước này với vai trò điều hành tổ chức lớn nhất châu lục.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
08:18' - 11/02/2019
Lần đầu tiên từ khi Liên minh châu Phi (AU) được thành lập, Ai Cập đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên AU, đánh dấu cột mốc mới ghi dấu vai trò quan trọng của “xứ sở Kim tự tháp tại lục địa Đen”.
-
Kinh tế Thế giới
Mục đích của các quốc gia vùng Vịnh tại khu vực Sừng châu Phi
06:30' - 28/01/2019
Trang mạng economist.com có bài phân tích sự cạnh tranh giữa các nước vùng Vịnh trong khu vực Sừng châu Phi khi các nước này tăng cường cả quan hệ chính trị và kinh tế tại khu vực Đông Bắc Phi.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Alibaba ra mắt sàn thương mại điện tử đầu tiên của châu Phi
07:19' - 02/11/2018
Tại thủ đô Kigali của Rwanda, tập đoàn Alibaba đã ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử đầu tiên hoạt động trên phạm vi toàn châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.