Cuộc đua mua sắm vũ khí tại các nước Arập
Số liệu mới công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, một nửa trong số 10 nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là các quốc gia Arập, trong đó có Saudi Arabia, Ai Cập, Algeria, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Iraq.
Trên thực tế, cho dù khu vực Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục là “điểm nóng” của các xung đột vũ trang và các mối đe dọa phi truyền thống, các quốc gia châu Á vẫn tiếp tục giữ thứ hạng cao trong số các nhà nhập khẩu vũ khí.
Xét về phương diện chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc... chiếm gần 40% tổng số đơn hàng nhập khẩu vũ khí, cho dù phần lớn trong số các quốc gia này thậm chí còn là các nhà sản xuất trang thiết bị quốc phòng.
Thứ hạng của các nhà nhập khẩu quốc phòng Arập hầu như không có sự thay đổi so với những năm trước đó. Báo cáo của SIPRI được thực hiện từ năm 2014-2018, giai đoạn chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trong khu vực Trung Đông-Bắc Phi, với việc chủ nghĩa khủng bố tiếp tục là mối đe dọa lớn và sự trỗi dậy của các chương trình vũ trang đầy tham vọng.
Ngoài Algeria, 4 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu Arập còn lại đều phải đương đầu trực tiếp với chủ nghĩa khủng bố, cả ở trong nước như trường hợp của Iraq và Ai Cập, hay dưới hình thức liên minh chống khủng bố như Saudi Arabia và UAE. Đánh giá của SIPRI về số lượng vũ khí chuyển giao được dựa trên hai yếu tố chính: các đơn hàng vũ khí truyền thống thực tế và hợp đồng vũ khí được phân phối trong giai đoạn 5 năm.
Iraq và Syria thể hiện sự tương phản rõ nét về thứ hạng với tư cách là nhà nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn này. Từ năm 2014-2018, cả hai nước đều phải đối mặt với cuộc đối đầu leo thang chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cũng như các nhóm phiến quân và tổ chức khủng bố khác tại Syria. Tuy nhiên, Iraq giữ thứ hạng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới, trong khi Syria xếp thứ 60.
Nguyên nhân là Iraq đã nhận được một lượng lớn vũ khí chiến đấu, bao gồm máy bay tiêm kích và trực thăng tấn công, chủ yếu từ Mỹ và Nga. Số lượng nhập khẩu vũ khí tổng thể của Iraq cao hơn 139% so với giai đoạn đánh giá trước đó từ năm 2009-2013, trong khi nhập khẩu vũ khí của Syria trong giai đoạn năm 2014-2018 giảm 87% so với 5 năm trước.
Xếp hạng cao của Ai Cập trong báo cáo phản ánh tốc độ tăng trưởng trong hợp đồng mua sắm trang thiết bị quân sự của quốc gia này trong khuôn khổ chương trình phát triển quân sự toàn diện, từ ngắn hạn đến trung hạn, nhằm hiện đại hóa nhanh chóng hệ thống phòng thủ để đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia và khu vực.
Sự gia tăng những mối đe dọa khu vực và tình trạng bất ổn của các quốc gia Arập láng giềng, nhu cầu an ninh hàng hải tăng lên sau khi các mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi được phát hiện gần đây và cuộc chiến chống khủng bố vẫn đang diễn ra ở Sinai là những nguyên nhân đòi hỏi Ai Cập phải tăng cường năng lực triển khai quân sự mạnh mẽ, nhanh chóng và rộng khắp hơn.
Báo cáo cũng phản ánh một khía cạnh quan trọng khác trong động lực tăng cường năng lực quốc phòng của Ai Cập kể từ năm 2014. Đó là sự đa dạng hóa nguồn cung cấp và là đặc điểm nổi bật của “xứ sở Kim tự tháp” so với hầu hết các nước Arập khác. Theo báo cáo, 37% nguồn nhập khẩu vũ khí của Ai Cập đến từ Pháp, 30% từ Nga và 19% từ Mỹ. 14% còn lại là từ các nguồn khác, trong đó có Đức với các hợp đồng chuyển giao tàu ngầm đáng chú ý.
Bên cạnh đó, sự gia tăng mạnh mẽ của Saudi Arabia trong các hợp đồng trang bị quốc phòng từ năm 2014-2018 đã khiến nước này trở thành một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Riyadh đã mua 68% lượng vũ khí nhập khẩu từ Mỹ. Các giao dịch của Saudi bao gồm 56 máy bay chiến đấu từ Mỹ và 38 chiếc từ Anh, tất cả đều được trang bị tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường.
Tốc độ tăng trưởng mua sắm vũ khí của Saudi Arabia được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn 5 năm tới, thông qua các thỏa thuận mà Riyadh đã hoàn tất hoặc đang trong quá trình ký kết. Theo báo cáo, các hợp đồng chuyển giao vũ khí của Saudi Arabia trong thời gian tới sẽ bao gồm 98 máy bay chiến đấu, 7 hệ thống tên lửa phòng không, 83 xe tăng từ Mỹ; 737 phương tiện bọc thép từ Canada cùng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Ukraine.
UAE, nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 7 thế giới, cũng có chính sách quốc phòng tương tự như Saudi Arabia. Mỹ là nguồn nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Abu Dhabi trong giai đoạn năm 2014-2018, với việc chuyển giao 5 hệ thống tên lửa phòng không và 124 tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Bên cạnh đó, Pháp cũng góp mặt với hợp đồng chuyển giao 3 tàu chiến.
Ngoài việc phải đối mặt với những thách thức an ninh thông thường, chủ yếu từ Iran, thì cả UAE và Saudi Arabia là những đối tác trong liên minh quân sự chống lại lực lượng phiến quân Houthi tại Yemen. Đây là một trong những nhân tố chính thúc đẩy UAE gia tăng năng lực quốc phòng của mình trong giai đoạn này.
Báo cáo của SIPRI cũng cho thấy những nước xuất khẩu vũ khí chính giai đoạn 2014-2018 vẫn là Mỹ và Nga. Khối lượng vũ khí bán ra trên thế giới giai đoạn 2014-2018 tăng so với giai đoạn 2009-2013 là 7,8%. Năm nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức) chiếm tới 75% lượng vũ khí bán ra, trong đó riêng Mỹ và Nga chiếm 57%.
Chênh lệch lượng vũ khí xuất khẩu giữa các nước xuất khẩu hàng đầu cũng tăng mạnh. Lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ giai đoạn 2014-2018 cao hơn Nga 75%, trong khi trong giai đoạn 2009-2013 chỉ cao hơn Nga 12%. Theo SIPRI, Mỹ ngày càng củng cố vị thế là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Vũ khí bán ra của Mỹ thường là vũ khí công nghệ cao như máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và tên lửa tầm ngắn cũng như bom có độ chính xác cao.
Những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất là Saudi Arabia, Ấn Độ, Ai Cập, Australia, Algeria và Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thương vụ trị giá 69,1 tỷ USD trong ngành dầu mỏ Saudi Arabia
07:52' - 29/03/2019
Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia vừa nhất trí mua lại đa số cổ phần của Saudi Basic Industries (SABIC), công ty hóa dầu “đồng hương” lớn nhất khu vực Trung Đông, với mức giá 69,1 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới
15:13' - 12/03/2019
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, báo The Hindu của Ấn Độ đưa tin quốc gia này đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới trong giai đoạn 2014-2018 sau Saudi Arabia.
-
Kinh tế Thế giới
Tình thế của Iran khi Nga và Saudi Arabia hợp tác dầu mỏ
06:30' - 28/02/2019
Theo mạng tin Al-Monitor, Iran đang cảm thấy lo ngại trước những cuộc thảo luận thời gian gần đây giữa Nga và Saudi Arabia về một cơ chế thực thi nhằm kiểm soát mạnh mẽ hơn thị trường dầu mỏ thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng nhập khẩu vũ khí vào thị trường châu Á
07:24' - 02/11/2018
Theo nhận định của trang mạng Trường nghiên cứu quốc tế RSIS (Singapore) mới đây, châu Á dường như đã trở thành thị trường tiêu thụ vũ khí lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.