Cuộc đua phát triển AI trên thế giới ngày càng mở rộng
Theo những hướng dẫn chung của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin cùng 3 cơ quan khác của Chính phủ Trung Quốc, những hướng dẫn này chỉ định 7 lĩnh vực chính để phát triển hệ thống tiêu chuẩn AI trong nước, bao gồm những tiêu chuẩn cho các công nghệ chính, sản phẩm và dịch vụ thông minh, và ứng dụng trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI).
Việc phát triển các tiêu chuẩn AI có thể giúp thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển doanh nghiệp và nâng cấp ngành công nghiệp, từ đó tận dụng tốt hơn AI để thúc đẩy những hoạt động công nghiệp hóa mới.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực AI của Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong đổi mới công nghệ, sáng tạo sản phẩm, các ứng dụng trong ngành này và các lĩnh vực khác. Lĩnh vực này đã cho thấy những đặc điểm mới với sự phát triển nhanh chóng của những công nghệ mới như các mô hình lớn.
Theo dữ liệu chính thức, hiện tại Trung Quốc có hơn 4.500 công ty AI. Giá trị của lĩnh vực này đã đạt hơn 578 tỷ nhân dân tệ (khoảng 81 tỷ USD) trong năm 2023, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong báo cáo hoạt động của chính phủ, Trung Quốc đã công bố sáng kiến AI Plus, một động thái mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số và khởi động quá trình chuyển đổi cũng như hiện đại hóa các lĩnh vực sản xuất.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc tháng 5/2024 đã ra mắt Ủy ban Chính sách ngành công nghiệp mới thời đại AI, nhất trí công bố chiến lược ở sáu lĩnh vực lớn, trong đó bao gồm cả lĩnh vực phân phối.
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã công bố "Chiến lược sản xuất tự động AI 1.0", nhiệm vụ đầu tiên trong sáu lĩnh vực của Chính sách công nghiệp mới AI. Chiến lược sản xuất tự động AI 1.0 sẽ đầu tư hơn 100 tỷ won (khoảng 73 triệu USD) chỉ riêng trong năm nay, tập trung vào ba chiến lược chính: phổ biến việc giới thiệu sản xuất tự động AI, đảm bảo năng lực cốt lõi và thúc đẩy hệ sinh thái.
Bộ chủ quản đặt mục tiêu nâng tỷ lệ phổ biến sản xuất tự chủ AI từ 9% hiện tại lên 30% vào năm 2030 và tăng năng suất sản xuất lên hơn 20%. Đầu tiên, 200 dự án hàng đầu về sản xuất tự động AI sẽ được xúc tiến từng bước.
Năm nay, 10 dự án sẽ được lựa chọn thông qua cuộc thi của chính quyền địa phương và được hỗ trợ với ngân sách 10 tỷ won. Tiếp đó, các dự án mới sẽ được mở rộng theo từng lĩnh vực.
Tại Nhật Bản, tổ chức vận động hành lang kinh doanh quyền lực nhất Nhật Bản, Keidanren, đã phát hành một báo cáo kêu gọi Chính phủ Nhật Bản cần đặt mục tiêu trở thành “cường quốc về AI và robot”, đồng thời ưu tiên xây dựng các chiến lược dài hạn mới cho mục tiêu này.
Trong tháng 4/2024, Keidanren gửi một bản đề xuất cho Chính phủ mang tên “Hướng tới bước nhảy vọt cho ngành công nghiệp Nhật Bản – Giải pháp củng cố cơ sở công nghiệp dựa trên chiến lược dài hạn”.
Báo cáo của Keidanren nhấn mạnh về sự cần thiết phải có những biện pháp ngân sách quyết liệt, chẳng hạn như thay đổi hệ thống thuế, bãi bỏ quy định và các sáng kiến khác để biến Nhật Bản thành một “siêu cường AI và robot”.
Làn sóng khởi nghiệp về AI đang làm nóng cuộc đua giành nhân tài kỹ thuật ở châu Âu, khiến nhiều công ty như Google DeepMind phải lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hoặc để mất những người tài giỏi. Thành công vang dội của ChatGPT của OpenAI đã tiếp thêm sinh lực cho các nhà đầu tư, những người đang đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp AI đầy triển vọng, mong muốn thành công chỉ sau một thời gian ngắn. Nhiều doanh nghiệp AI nước ngoài, trong đó có Cohere của Canada (Ca-na-đa) và Anthropic và OpenAI có trụ sở tại Mỹ, đã mở văn phòng tại châu Âu trong năm 2023, gây thêm áp lực lên các công ty công nghệ đang cố gắng thu hút và giữ chân nhân tài trong khu vực này. DeepMind, một công ty công nghệ có trụ sở tại London được thành lập vào năm 2010 và được Google mua lại vào năm 2014, đã tạo nên tên tuổi khi áp dụng AI vào mọi thứ, từ trò chơi với bàn cờ đến sinh học cấu trúc. Hiện công ty này đang phải đối mặt với một loạt đối thủ được hậu thuẫn tài chính vững chắc, trong khi ngày càng nhiều nhân viên của công ty đã nghỉ việc để khởi động các dự án kinh doanh của riêng mình.Các cuộc “chia tay” nổi tiếng gần đây là nhà đồng sáng lập Mustafa Suleyman, người đã rời đi để thành lập Inflection AI có trụ sở tại California cùng với tỷ phú LinkedIn Reid Hoffman và nhà khoa học nghiên cứu Arthur Mensch, hiện là Giám đốc điều hành của Mistral AI. Các doanh nghiệp này đều được định giá hàng tỷ USD trong thời gian ngắn hoạt động.
- Từ khóa :
- Trung quốc
- trí tuệ nhân tạo
- ai
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
12:44' - 01/07/2024
Trưa 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tọa đàm ăn trưa với các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
-
Công nghệ
SK Hynix đầu tư 75 tỷ USD để củng cố mảng chip và trí tuệ nhân tạo
08:47' - 01/07/2024
SK Hynix, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ 2 thế giới của Hàn Quốc sẽ đầu tư 103.000 tỷ won (tương đương 74,6 tỷ USD) đến năm 2028 để củng cố lĩnh vực kinh doanh chip tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Chuyển động DN
WSJ: Hai “ông lớn” Apple và Meta có khả năng sẽ hợp tác về trí tuệ nhân tạo
20:10' - 23/06/2024
Wall Street Journal cho biết các cuộc thảo luận vẫn chưa kết thúc và có thể đổ vỡ, đồng thời nhận định các thỏa thuận với Apple sẽ giúp các công ty AI có được mạng lưới phân phối rộng rãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy ứng dụng siêu trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp
21:00' - 22/06/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ này đang tiến hành lấy ý kiến cho dự thảo Đề án thành lập Trung tâm đào tạo và ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo).
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Diễn đàn Xuất bản số 2025: Tương lai ngành xuất bản trong kỷ nguyên số
08:00'
Ngày 24/6, Diễn đàn Xuất bản số 2025 - sự kiện lần đầu tiên được tổ chức dành riêng cho ngành xuất bản Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội.
-
Công nghệ
Điện thoại gập AI siêu mỏng Samsung Galaxy Z sẽ trình làng vào tháng 7
14:37' - 24/06/2025
Sự kiện dự kiến diễn ra vào 10h ngày 9/7 (giờ Mỹ) với chủ đề “The Ultra Experience Is Ready To Unfold”và sẽ được phát trực tiếp trên YouTube cũng như trang web chính thức của công ty.
-
Công nghệ
Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không “lỡ nhịp” đột phá về khoa học công nghệ
13:30' - 24/06/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò then chốt, không chỉ là nơi đào tạo, mà còn là lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
-
Công nghệ
Bứt phá ấn tượng từ chiến lược “xanh hóa” và số hóa toàn diện
07:30' - 24/06/2025
Các giải pháp số hóa như vé điện tử, thuyết minh tự động tại các điểm đến, ứng dụng Hue City Passport, bản đồ ẩm thực 3D… giúp du khách khám phá Huế theo phong cách hiện đại nhưng vẫn có chiều sâu.
-
Công nghệ
Hơn 1,3 triệu lượt thanh niên tham gia vào các hoạt động “Bình dân học vụ số”
13:30' - 23/06/2025
Ngày 22/6, tại Hà Nội, Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 3, khóa IX đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố, đơn vị trực thuộc.
-
Công nghệ
Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh sau một thập kỷ chờ đợi
10:57' - 23/06/2025
Sáng 22/6, tỷ phú Elon Musk đã đăng trên mạng xã hội X rằng "buổi ra mắt robotaxi" của Tesla sẽ bắt đầu vào chiều cùng ngày (theo giờ địa phương) với các chuyến đi có mức phí cố định 4,20 USD.
-
Công nghệ
Khơi dậy đam mê sáng tạo công nghệ thông tin cho học sinh, sinh viên
07:30' - 23/06/2025
Hue-ICT Challenge là cuộc thi thường niên do Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông Thành phố Huế phối hợp với Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2022.
-
Công nghệ
"Bóng ma" AI ám ảnh thị trường lao động công nghệ Mỹ
18:15' - 22/06/2025
Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn Amazon ông Andy Jassy, cho biết tập đoàn sẽ cắt giảm lực lượng lao động trong những năm tới.
-
Công nghệ
Amazon "lên đời" máy đọc sách điện tử Kindle
13:30' - 22/06/2025
Công ty công nghệ Amazon (Mỹ) đã phát hành bản cập nhật phần mềm mới cho một số mẫu máy đọc sách Kindle gần đây.