Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
Ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã đi qua nhiều thăng trầm. Gần đây nhất, hiện tượng lúa gạo Việt Nam bị rớt giá đúng vụ thu hoạch rộ, đã ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ lúa gạo của nông dân. Mặc dù các thương lái vẫn hoạt động, nhưng lượng thu mua lại phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xuất khẩu chậm do giá gạo thế giới xuống thấp, đồng nghĩa với việc chậm thu mua lúa tươi trên đồng. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, phải đa dạng thị trường xuất khẩu gạo, tránh tình trạng 1 thị trường đóng cửa nhập khẩu gạo, thì gạo Việt Nam lại rớt giá.
Điển hình như, tại thị trường châu Phi, có một số quốc gia thời gian qua tăng nhập khẩu gạo Việt Nam, mức độ tăng trưởng nhanh với hơn 30% trong 2-3 năm qua. Loại gạo xuất sang thị trường này phù hợp với khả năng cung ứng của Việt Nam, có thể thay thế nếu các thị trường truyền thống gặp vấn đề. Ngoài châu Phi, còn có thị trường ngách đặc thù như Trung Đông, các nước Ả Rập và một số nước khác như Mỹ, Pháp… đó là những nước sử dụng gạo chất lượng cao như gạo thơm, gạo Jasmine, rất nhiều doanh nghiệp đã đột phá đi trước, thử nghiệm thay đổi bao bì, mẫu mã với bao gạo nhỏ 1kg, 2kg, 5kg và chú ý vấn đề môi trường. Đây là những sáng kiến cần nhân rộng để tiếp cận thị trường cao cấp.
TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, viện lưu ý nhiều hơn về phẩm chất gạo. Từ đó, tạm chia giống lúa theo phân khúc gạo gồm: gạo thơm, gạo chất lượng cao, gạo cao sản, gạo nếp, gạo Nhật và gạo có chỉ số đường huyết thấp, có giá trị dinh dưỡng. Nhưng các loại gạo chất lượng này luôn phải được nghiên cứu cải tiến để có nguồn hàng như thị trường yêu cầu. Nếu không tập trung nghiên cứu cải thiện nữa thì giống lúa vốn có vòng đời, 10 năm nữa giống OM5451, OM18 sẽ trở nên thoái hóa. Khi trồng 20-30 vụ liên tục thì giống lúa từ kháng sâu bệnh sẽ bị nhiễm sâu bệnh lại. Hiện nay trong nghiên cứu chọn tạo giống, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long vẫn lựa chọn những giống phổ biến, tiếp tục cải thiện thêm khả năng chống chịu sâu bệnh bằng cách lai tạo, vẫn giữ được chất lượng gạo và những đặc tính cơ bản của giống đó. Thứ hai ngành hàng lúa gạo Việt Nam cũng đã làm chủ công nghệ, vì vậy tiếp tục ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ mới để làm sao tạo ra những chủng loại giống theo các phân khúc để không bị động, thị trường cần gạo gì thì Việt Nam có giống đó. Hiện nay, với các chính sách về phát triển ngành hàng lúa gạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngành hàng lúa gạo đang được chú trọng và nhấn mạnh vào các giống chất lượng cao, cách canh tác phát thải thấp và diện tích trồng lúa ở Việt Nam có xu hướng giảm theo định hướng của Chính phủ và ngành nông nghiệp.Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam chia sẻ, điều này có thể đưa ra hình ảnh trong tương lai lúa gạo Việt Nam sẽ ít hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, để các thị trường mới nhập khẩu lúa gạo Việt Nam thuận lợi, các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc nhiều yếu tố như: Yêu cầu về hình thức thanh toán (cho nợ, kéo dài thời gian thanh toán); ảnh hưởng đến tài chính và hạn mức tín dụng của doanh nghiệp… Đồng thời các doanh nghiệp ngành gạo cũng cần xác định rõ đối tượng mua để có chính sách giá phù hợp, đảm bảo lợi ích của cả người bán và người mua, cũng như an ninh lương thực trong nước. Nhập khẩu lúa gạo (như từ Campuchia) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là người nghèo, cũng như vừa có thể đáp ứng với những đơn hàng xuất khẩu tăng đột biến. Mục tiêu chính của việc mở rộng thị trường là ổn định hàng hóa và đảm bảo an toàn lương thực, chứ không chỉ là tăng sản lượng xuất khẩu.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của ngành hàng lúa gạo Việt Nam vẫn luôn thuộc về thành phần chủ chốt của ngành hàng là người nông dân. Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho cả nông dân và doanh nghiệp lúa gạo hiện nay. Đề án ra đời với mong muốn người nông dân phải ổn định thu nhập, sản xuất lúa phải có lời so với trồng trọt khác, lúa gạo phải ổn định, chất lượng cao, an toàn thực phẩm… đó là những thách thức. Cái lớn nhất của đề án là nhìn sản xuất lúa gạo không nhìn từ hạt lúa hạt gạo nữa mà nhìn từ người nông dân, ông Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam nhấn mạnh.
Tuy nhiên, việc giúp nông dân cải thiện sản xuất, giảm chi phí, giảm phát thải, tăng thu nhập từ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp mang lại hiệu quả thấy rõ trong hơn 1 năm qua. Nhiều đơn vị hợp tác xã sản xuất lúa cũng đã ghi nhận mức lợi nhuận này, dù lúc lúa gạo rớt giá như vụ Đông Xuân 2024 – 2025. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã khẳng định, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã triệt tiêu toàn bộ những tiêu cực của ngành hàng lúa gạo tồn tại suốt mười mấy năm qua, giúp nông dân không phải chật vật với nguồn vật tư đầu vào khi tăng giá vật tư, hay đắn đo suy nghĩ khi bước vào thu hoạch rộ mà giá lúa lại giảm. Những biến động bất ngờ có thể không mang lại lợi nhuận cao như nông dân kì vọng, nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và xoay vòng sản xuất.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng tạo điều kiện cho ngành hàng lúa gạo phát triển
08:00' - 07/04/2025
Để đề án "1 triệu hecta lúa chất lượng cao" có hiệu quả cao, hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cũng đã vào cuộc, ra nhiều chính sách tín dụng phù hợp cho nông dân trồng lúa.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu quả kép của canh tác lúa phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
18:45' - 28/03/2025
Ngày 28/3, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&MT tỉnh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông@ Nông nghiệp “Giải pháp thúc đẩy canh tác lúa phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại vùng ĐBSCL".
-
Hàng hoá
Ngành lúa gạo Việt Nam tuân thủ luật chơi
09:27' - 26/03/2025
Cho đến thời điểm này, câu chuyện sản xuất và tiêu thụ lúa gạo luôn song hành giữa an ninh lương thực và an toàn môi trường.
-
Hàng hoá
Thăng trầm ngành lúa gạo
09:25' - 26/03/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đã tạo nên lịch sử xuyên suốt trăm năm. Để gạo Việt Nam vươn ra thế giới rất cần có sự chủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất, nắm bắt thị trường, nâng sức cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.