Ngành lúa gạo Việt Nam tuân thủ luật chơi
Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sự an toàn của hệ sinh thái, nên ngành hàng lúa gạo Việt Nam cũng phải tuân theo luật chơi chung, hài hòa với thiên nhiên.
Dùng "giảm" để "tăng"
Kể từ vụ lúa Hè Thu năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thí điểm 7 mô hình theo đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" (tên đầy đủ Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030) nhằm hướng đến sản xuất Net Zero như đã cam kết với Liên Hợp Quốc tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Qua những ngày khảo sát hàng loạt các mô hình sản xuất của nông dân, phóng viên nhìn thấy được nét hân hoan của các nông dân. Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Hợp tác xã Khiết Tâm, Cần Thơ cho biết, Hợp tác xã Khiết Tâm tiên phong trong sản xuất lúa giảm phát thải theo đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" từ Hè Thu 2024, với diện tích 30 ha. Các thành viên sẵn sàng áp dụng các giải pháp giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới,…
Cụ thể, khi tham gia mô hình này, lượng giống gieo sạ của thành viên đã giảm từ 150-180 kg/ha xuống còn 80 kg/ha, giảm từ 10 - 15% lượng phân bón hóa học và khoảng 20% lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, quy trình góp phần thay đổi nhận thức của bà con nông dân trong việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Thay vì đốt rơm trên ruộng, bà con cuộn rơm đưa ra khỏi đồng, bán với giá 400.000 đồng/ha, vừa giúp cây lúa giảm ngộ độc hữu cơ, vừa tăng thêm thu nhập hoặc tái sử dụng rơm để ủ làm phân bón, trồng nấm. Từ đó, việc canh tác theo quy trình giảm phát thải giúp xã viên Hợp tác xã Khiết Tâm tăng lợi nhuận từ 15 - 20% so với canh tác truyền thống.
Tính đến nay, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã mạnh dạn tham gia vào đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" an toàn cho người sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính và môi trường; trong đó, thành phố Cần Thơ 50.000 ha, Kiên Giang 100.000 ha, An Giang hơn 8.500/20.000 ha tham gia đề án, Trà Vinh gần 9.000 ha, Sóc Trăng hơn 33.000 ha.
Ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vọng Đông chia sẻ, với lối canh tác lúa truyền thống trong hơn 30 năm qua, đất ruộng đã trở nên suy thoái nghiêm trọng, làm cho năng suất lúa giảm dần. Hơn 10 năm trước, Hợp tác xã Vọng Đông đã có thể thu hoạch 13-15 tấn/ha vụ Đông Xuân, nhưng sau đó giảm dần dù có tăng lượng giống, phân bón. Nhưng hiện nay, bằng cách thức sản xuất "1 phải, 5 giảm" của đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp", nông dân lấy lại năng suất như mong muốn 10 tấn/ha. Không những vậy, chi phí sản xuất cũng giảm rất nhiều so với trước đây, như từ 120-150 kg giống/ha giảm còn 70 - 80 kg giống/ha, lượng phân hoá học giảm gần 50%, thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm gần 50%, lượng nước tưới ướt khô xen kẽ cũng giảm một nửa. Do đó, lợi nhuận của nông dân tăng lên, trong trường hợp giá lúa giảm như hiện nay thì cũng vẫn có lời ít, chứ không lỗ.
Chung tay vì môi trường sống
Trước sự hưởng ứng của nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham gia vào đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp", cho thấy hiện nay ý thức của nông dân đã có sự thay đổi lớn. Trước nhất, đây là sự thay đổi mang lại lợi nhuận cao hơn khi ra cạnh tranh với ngành hàng lúa gạo thế giới, tiếp theo là sự thay đổi để bảo vệ môi trường sống của người sản xuất nói riêng, môi trường nói chung.
Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Cần Thơ, ngành lúa gạo Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm. Dù qua nhiều khó khăn nhưng cũng đã có những thay đổi rõ rệt, năng suất 3 vụ đạt 19 tấn/năm. Việt Nam cũng đã có nhiều giống lúa cung ứng cho nhiều phân khúc thị trường. Trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên, cơ giới hoá đồng bộ.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng đã tham gia tích cực vào chuỗi ngành hàng lúa gạo, tạo nên động lực lớn để lúa gạo Việt Nam phát triển. Có thể nói, đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp" đã tạo nên sự thay đổi lớn cho ngành hàng lúa gạo Cần Thơ. Khi thu hoạch vụ lúa đầu tiên của đề án "1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp", thành phố Cần Thơ cũng đã khen thưởng 38 hộ dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tham gia quy trình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính với tổng số tiền thưởng trên 20 triệu đồng. Đây chính là sự khích lệ cho người dân cùng chung tay thay đổi phương thức sản xuất vì môi trường sống.
Tại An Giang, Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang chia sẻ, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục tập trung tổ chức lại sản xuất, đặc biệt đẩy mạnh triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Cụ thể, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa thông qua xây dựng mô hình trình canh tác bền vững tập trung vào nhóm lúa chất lượng cao với quy mô diện tích lớn, cơ giới hoá đồng bộ giúp cải thiện chất lượng và giảm chi phí sản xuất, tăng cạnh tranh.
Đồng thời, áp dụng mô hình sản xuất lúa "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", SRP, VietGAP và đặc biệt thực hiện sản xuất lúa theo quyết định 145/QĐ-TT-CLT, ngày 27/03/2024 của Cục Trồng trọt về "Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long" nhằm hạn chế chi phí, nâng cao chất lượng và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Ngành nông nghiệp An Giang cũng nâng cao năng lực cho các tổ hợp tác, hợp tác xã về ứng dụng công nghệ trong việc số hoá, truy xuất nguồn gốc, dữ liệu hoá vùng trồng, dự tính dự báo các thông tin thị trường để kịp thời lên kế hoạch sản xuất.
Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang chia sẻ, để có thể phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo của Kiên Giang trong tương lai, trước hết tỉnh đẩy mạnh triển khai đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, với 3 hợp phần gồm hỗ trợ hạ tầng sản xuất, kỹ thuật và quản lý dự án.
Tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tính toán lại mùa vụ sản xuất các vụ lúa trong năm hợp lý hơn theo hướng dịch chuyển thời gian của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để hạn chế tình trạng trùng đồng trong giai đoạn thu hoạch lúa, giảm áp lực tiêu thụ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tính toán, bố trí xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến lúa gạo tại các vùng nguyên liệu để giảm chi phí logistics và tăng hiệu quả liên kết tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang làm cầu nối để doanh nghiệp đặt hàng với tổ chức nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ, với sản lượng cụ thể theo từng mùa vụ sản xuất. Doanh nghiệp cần minh bạch trong chia sẻ lợi nhuận với người trồng lúa cũng như chia sẻ những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và biến động về giá của thị trường. Đồng thời, chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến, giảm chi phí đầu vào, sản xuất thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu lúa gạo của tỉnh Kiên Giang.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thăng trầm ngành lúa gạo
09:25' - 26/03/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đã tạo nên lịch sử xuyên suốt trăm năm. Để gạo Việt Nam vươn ra thế giới rất cần có sự chủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất, nắm bắt thị trường, nâng sức cạnh tranh.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt qua Ấn Độ, bám sát Thái Lan
18:26' - 25/03/2025
Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 24/3 đã quay lại mốc 400 USD/tấn, bám sát giá gạo xuất khẩu cùng ch.
-
Hàng hoá
Giá gạo lập đỉnh mới dù Nhật Bản quyết định mở kho dự trữ
07:20' - 25/03/2025
Giá gạo tại Nhật Bản tiếp tục tăng lên mức cao mới là 4.172 yen (28 USD)/5kg trong bối cảnh lô gạo đầu tiên từ kho dự trữ sắp được lên kệ.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
16:33' - 23/03/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ
17:42'
Giá gạo Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023 trong khi giá gạo của Việt Nam tăng nhẹ so với tuần trước.
-
Hàng hoá
Hà Nội tập trung nâng tầm sản phẩm OCOP
10:21'
Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng tới tuần tăng thứ ba giữa lo ngại về nguồn cung
15:04' - 28/03/2025
Giá dầu giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì gần mức cao nhất của một tháng trong phiên 28/3.
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp Việt xanh hóa sản phẩm và dịch vụ
14:45' - 28/03/2025
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, không chỉ thị trường xuất khẩu mà ngay cả người tiêu dùng nội địa cũng ngày càng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ xanh, bên cạnh yếu tố như chất lượng, giá cả.
-
Hàng hoá
Giá dầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt
09:40' - 28/03/2025
Giá dầu đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi thị trường đánh giá tác động từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tới tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới đi lên do lo ngại về thuế quan Mỹ
07:45' - 28/03/2025
Ông Phil Flynn nhận định trở ngại lớn nhất đối với giá dầu hiện nay là những lo ngại về thuế quan, và thuế quan có thể làm chậm lại nhu cầu.
-
Hàng hoá
Xử lý thông tin phản ánh về giá thịt lợn
19:46' - 27/03/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2546/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà liên quan đến vấn đề thịt lợn và giá thịt lợn hơi.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á sụt giảm sau quyết định áp thuế ô tô nhập khẩu của Mỹ
15:30' - 27/03/2025
Chiều 27/3, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống khi thị trường đánh giá tác động từ quyết định áp thuế đối với ô tô nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Hàng hoá
Giá xăng cán mốc hơn 20.000 đồng/lít từ 15h chiều nay 27/3
14:49' - 27/03/2025
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 27/3. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả.