Đã hoàn chỉnh hồ sơ làm hồ điều tiết chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất
Đề xuất xây hồ điều tiết chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất
Một trong những giải pháp chống ngập úng cục bộ tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được đưa ra trong kết luận tại buổi làm việc giữa UBND Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng ngày 19/9 là kế hoạch xây dựng hồ điều tiết trong phạm vi sân bay Tân Sơn Nhất.
Thực hiện theo chỉ đạo trên, ngày 7/10, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với Bộ Quốc phòng, chấp thuận phương án xây dựng hồ điều tiết cho sân bay Tân Sơn Nhất tại khu vực đất của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, hồ điều tiết nước dự kiến được xây dựng tại khu vực sân bóng mini Chảo lửa, dự kiến có diện tích khoảng 1,2 ha, sâu trung bình 5-7 m. “Việc xây hồ điều tiết trong khu bay của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được UBND Tp. Hồ Chí Minh thống nhất với các cơ quan liên quan” – Văn bản của Cục Hàng không Việt Nam nêu rõ.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã có văn bản đề nghị Quân chủng Phòng không – Không quân đồng thuận phương án xây dựng hồ điều tiết theo phương án này.
Vẫn nên cân nhắc
Ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho rằng, cần sớm thực hiện đề xuất này để đảm bảo công tác chống ngập cho Tân Sơn Nhất. Theo ông Tú, đề xuất và vị trí làm hồ điều tiết được các chuyên gia tư vấn và khảo sát kỹ lưỡng.
“Mặc dù nó nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nhưng vị trí chọn xây hồ nằm ngoài khu vực khai thác của sân bay”, ông Tú nói, đồng thời khẳng định, vấn đề an toàn bay luôn được các đơn vị chức năng đặt lên hàng đầu.
Tại cuộc họp ngày 19/9, Giám đốc Trung tâm Chống ngập Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Công cho biết, toàn bộ khu vực sân bay có ba hướng thoát nước chính, bao gồm chảy qua mước A41 ở phía Nam, kênh Hy vọng ở phía Bắc và mương Nhật Bản ở phía Đông Nam.
Qua khảo sát, kiểm tra, mương A41 đang bị lấn chiếm và thu hẹp dòng chảy, dẫn đến nước không có đường thoát, gây ngập cục bộ tại khu vực sân đỗ. Ông Công cho rằng, cần tập trung cải tạo đồng bộ hệ thống thoát nước bên trong và ngoài sân bay. Ngoài ra, nếu thấy cần thiết có thể khôi phục hồ điều tiết đã tồn tại từ trước hoặc nghiên cứu phương án điều tiết nước trong sân bay.
Mặc dù hồ điều tiết được coi là giải pháp cấp bách và cần thiết để giải quyết vấn đề chống ngập úng cục bộ tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng một số chuyên gia về thủy lợi và hạ tầng hàng không vẫn tỏ ra băn khoăn về đề án.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, GS.TS. Vũ Trọng Hồng cho rằng, việc xây dựng hồ điều tiết là một việc nên làm. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả của giải pháp này cần tính đến các yếu tố kỹ thuật như: vị trí xây hồ, tính cân bằng nước và địa hình khu vực xung quanh…
GS. TS Vũ Trọng Hồng phân tích, đối với việc thiết kế hồ điều tiết, vị trí lựa chọn đặt hồ là hết sức quan trọng. Liệu hồ đó có nằm ở vùng đủ trũng và có vùng lưu vực xung quanh sẽ tạo thành đường dẫn nước tự nhiên để nước mưa chảy vào hồ không hay sẽ chảy tràn ra ngoài?
Cũng theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, trong trường hợp mưa lớn hơn 100 mm, sức chứa 1,2 ha của hồ điều tiết có đủ chỗ cho lượng nước tại 20 ha của sân bay hay không cũng là vấn đề cần phải cân nhắc.
Một số các chuyên gia khác cũng đặt ra vấn đề về công tác dẫn nước chảy tới hồ điều tiết. Theo đó, nếu không tính đến việc xây dựng hệ thống mương và cống thoát nước sân bay thì việc làm hồ điều tiết sẽ không hiệu quả.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, thắc mắc hồ điều tiết có sức chứa dành cho 1,2 cơn mưa lớn, nhưng nếu mưa lớn liên tục thì như thế nào.
“Do vậy, cái gốc của vấn đề là các mương quanh sân bay phải đảm bảo được việc thoát nước. Mà nếu làm được điều này thì không cần phải xây hồ chứa làm gì.”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, Bộ đã chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thuê tư vấn nghiên cứu tổng thể hệ thống thoát nước khu vực Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật khẳng định: “Trên cơ sở đó sẽ đánh giá tổng thể hệ thống thoát nước nội bộ trong sân bay, kết nối với bên ngoài ra sao để có đề xuất lâu dài”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vietnam Airlines kiểm tra máy bay do chim va vào động cơ
13:57' - 03/10/2016
Một số chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietnam Airlines trong tối ngày 2/10 và ngày 3/10 phải điều chỉnh do sự cố chim va vào động cơ máy bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Những điểm hay ngập lụt tại Tp. Hồ Chí Minh
19:29' - 27/09/2016
Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh, có 66 điểm thường xuyên ngập nước vào mùa mưa.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị cơ chế đầu tư đặc thù giảm ùn tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất
17:13' - 27/09/2016
UBND Tp.HCM vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận một số cơ chế đặc thù để triển khai ngay 2 dự án cấp bách, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40'
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07'
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình tăng trưởng xanh
17:22'
Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường là một thách thức cấp bách nhất ngày nay. Do đó, quá trình chuyển đổi xanh là điều bắt buộc để xây dựng các xã hội thịnh vượng và có khả năng chống chịu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Tăng trưởng xanh - xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược
17:19'
Một trong những kết quả nổi bật nhất trong định hướng tăng trưởng xanh của Việt Nam là trong lĩnh vực tài chính xanh, tín dụng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Trợ lực cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh
17:00'
Để có sự bứt phá, việc cải cách thể chế, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp là chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng hấp thụ vốn mà còn hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường sắt đã bán 76.000 vé, tiếp tục tăng chuyến dịp 30/4 - 1/5
15:57'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời gian nghỉ kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển của người dân dự báo tăng mạnh.