Đà khả quan của xuất khẩu trái cây Việt
Điển hình nhất là thành tích xuất khẩu trong năm 2017 đạt 3,45 tỷ USD, bỏ xa ngành xuất khẩu gạo, dầu thô và cà phê.
Vì vậy, để giữ vững thế mạnh này, các doanh nghiệp ngành rau củ quả phải lập nhiều chiến lược tác chiến trên "sân khách” hơn nữa.
Tranh thủ thị trường
Theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2018, ngành rau củ quả Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 960 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 8,3% so với quý IV năm 2017.
Ông Đinh Văn Hương, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam nhận định, đây là mức tăng kỷ lục của ngành rau củ quả Việt Nam. Tính đến thời điểm đầu tháng 4, các loại rau củ quả của Việt Nam đã có mặt khắp 60 thị trường trên thế giới.
Triển vọng thị trường nhập khẩu trái cây Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới, khi sản lượng trái cây đủ đáp ứng các đơn hàng như hiện nay.
Việc mở rộng thị trường luôn là chiến lược của các doanh nghiệp xuất khẩu. Thế nhưng, việc này không phải dễ dàng bởi các yêu cầu kỹ thuật của các thị trường khó tính ngày càng cao.
Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp phải tìm hiểu tình hình thời tiết, biến đổi khí hậu, hoặc thiên tai có khả năng xảy ra để tranh thủ thị trường.
Chia sẻ về việc tranh thủ thị trường, ông Nguyễn Đình Mười, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vina T&T (Tp. Hò Chí Minh) cho biết, đối với một số thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Nga,… doanh nghiệp phải biết nhu cầu thị trường trong thời điểm đó như thế nào mới tiến hành sản xuất.
Chẳng hạn với thị trường Mỹ, ngoài yếu tố kỹ thuật, biến động về thời tiết, khí hậu tại nơi này cũng là yếu tố giúp mặt hàng trái cây Việt Nam tăng khả năng thâm nhập.
Cuối năm 2017 và đầu 2018, nước Mỹ bị bão lớn tàn phá, nhiều diện tích cây ăn trái bị thiệt hại. Vì vậy, nước Mỹ phải mất 2 năm mới có thể khôi phục lại sản lượng trái cây như trước đây.
Trong thời điểm 2 năm, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Mỗi thị trường có một đặc điểm kỹ thuật riêng đối với hàng hóa nhập khẩu. Thị trường Australia không gây khó khăn về thuế nhập khẩu, nhưng các quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Trái cây Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường này phải được xử lý rất khắt khe về kỹ thuật.
Triển vọng đạt 10 tỷ USD
Trước kết quả xuất khẩu trái cây Việt Nam trong năm 2017 rất khả quan và kết quả xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2018, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, triển vọng kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 10 tỷ USD sẽ không còn xa.
Bởi, theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây ăn trái ngày càng lớn.
Hiện nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... đã xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái với diện tích và sản lượng lớn.
Hơn nữa, thông qua khảo sát các vườn cây ăn trái tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết nông dân sản xuất cây ăn trái đều đã nhận thức phải sản xuất sạch, vì nhu cầu của thị trường, thay cho phương thức sản xuất theo kinh nghiệm của nông dân.
Cùng với sự nỗ lực của nông dân, doanh nghiệp cũng từng bước đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Bà Đinh Kim Nhung, Giám đốc Công ty Kim Nhung Đồng Tháp chia sẻ, ngoài thị trường Trung Quốc, công ty cũng xuất khẩu trái xoài sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tuy nhiên, những thị trường "khó tính" này đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao hơn. Do đó, doanh nghiệp phải đầu tư nhà máy xử lý, chiếu xạ trước khi đưa trái xoài xuất khẩu.
“Nếu không chấp nhận đầu tư nhà máy, công ty sẽ bỏ lỡ một thị trường lớn”, bà Nhung nói thêm.
Đến với vựa trái cây Ba Tương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, phóng viên được ông Nguyễn Bá Tường, chủ vựa trái cây Ba Tương chia sẻ, hiện vẫn còn rất nhiều thị trường tiềm năng sử dụng trái cây Việt Nam ngoài Trung Quốc như thị trường các nước Trung Đông,...
Họ sẵn sàng trả giá cao để nhập khẩu trái cây Việt Nam như ổi, thanh long, vú sữa, nhãn... vì vị ngọt thanh, cỡ trái phù hợp…
Ước tính, mỗi ngày thị trường Trung Đông nhập khẩu khoảng 15 tấn ổi Việt Nam. Ngoài ra, họ còn nhập khẩu thêm nhãn và vú sữa.
Với đà xuất khẩu và đầu ra khả quan như hiện nay sẽ là động lực lớn để người sản xuất mạnh dạn đầu tư và hướng tới sản xuất sạch, phát triển ngành trái cây bền vững trong tương lai.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu rau quả đạt 934 triệu USD
09:58' - 06/04/2018
Trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu rau quả đạt 934 triệu USD, tăng 33,4%; giá trị nhập khẩu đạt 340 triệu USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Từ kỳ tích lần đầu tiên xuất khẩu rau quả vượt dầu thô
10:02' - 31/03/2018
Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả vượt qua dầu thô. Câu chuyện tăng trưởng của mặt hàng này đã mở ra triển vọng mới cho nông sản Việt Nam khi từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
Vượt rào cản để rau quả Việt vươn xa
08:00' - 19/03/2018
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), các mặt hàng quả tươi của Việt Nam vẫn chưa vượt qua được các rào cản kiểm dịch của Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.