Đặc sắc Tết rừng Nà Hẩu 2024
Điểm nhấn trong đêm khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc, qua đó khắc họa tình yêu của con người với rừng, coi rừng là nguồn sống, mái nhà che chở, chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng, rừng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên.
Nghi lễ trang nghiêm và được mong đợi nhất là nghi lễ cúng rừng tổ chức vào lúc 8 giờ ngày 9/3 tại Khu rừng thiêng của các thôn trên địa bàn xã.
Theo đó, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng Âm lịch hàng năm, các bản, làng trong xã Nà Hẩu tụ họp về khu "rừng cấm, rừng thiêng” của thôn cùng tổ chức "lễ cúng Thần rừng” hay còn gọi là "Tết rừng”. Đây không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, giúp bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng dân tộc Mông mà còn góp phần thiết thực bảo vệ rừng.
Mở đầu là nghi lễ rước lễ vật lên khu rừng cấm. Nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ diễn ra trước cửa rừng, dưới gốc cây táu mật cổ thụ. Lễ vật để dâng cúng thần rừng gồm một cặp gà trống - mái, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản. Lợn đen được giao cho hai chàng trai và hai cô gái khiêng từ UBND xã lên khu rừng cấm. Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu…
Trong khuôn khổ lễ hội, người dân và du khách cùng nhau trải nghiệm không gian chợ quê của người Mông Nà Hẩu với 25 gian hàng chợ quê của người Mông và đồng bào các dân tộc huyện Văn Yên. Cùng với đó là Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề "Đất và người Văn Yên” với 80 bức ảnh về cảnh đẹp, con người Văn Yên, điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, phong tục, tập quán truyền thống, nét đẹp trong cuộc sống của hàng ngày của nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc.
Du khách còn được tham gia trò chơi dân gian, thưởng thức tiết mục kèn môi, kèn lá, múa khèn, múa gậy sênh tiền, hát đối do chính những chàng trai, cô gái Mông biểu diễn; tham quan, trải nghiệm mô hình rèn cơ khí truyền thống của người Mông; thêu thổ cẩm trang phục người Mông. Khách du lịch còn được chiêm ngưỡng những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ với hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, không khí trong lành mát mẻ; ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của các hang động, thác nước kỳ vĩ; đặc biệt là có cơ hội săn mây trên đỉnh núi Ba Khuy hùng vĩ, trùng điệp...
Thầy cúng Giàng A Sềnh, xã Nà Hẩu chia sẻ: "Sau lễ hội Tết rừng, các thôn bản của xã Nà Hẩu đều cấm rừng 3 ngày để tạ ơn thần rừng. Trong 3 ngày này, mọi người tuyệt đối thực hiện các điều kiêng kỵ theo luật tục. Đó là không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng, không đào đất, không thả rông gia súc… Đây là dịp để đồng bào Mông Nà Hẩu ăn Tết rừng, đi chơi nhà, thăm hỏi lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết, chuẩn bị tinh thần cho một năm lao động mới với niềm tin về những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, mọi nhà”.
Với người Mông ở Nà Hẩu, việc giữ rừng giống như giữ mái nhà của mình nên bà con ai cũng bảo nhau không được phá rừng làm nương rẫy, không để người lạ vào rừng. Nếu ai xâm phạm khu vực rừng nhận khoán, người dân nhanh chóng thông báo chính quyền xã và cán bộ kiểm lâm can thiệp, xử lý kịp thời.
Chính quyền xã, cán bộ kiểm lâm và người dân cùng cộng đồng tăng cường tuần tra, triển khai nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn kịp thời hành vi chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Nhờ vậy, nhiều năm qua, diện tích rừng nguyên sinh đặc dụng trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ vẫn sừng sững, hiên ngang ôm ấp, chở che cho cộng đồng dân cư nơi đây. Nà Hẩu trở thành địa phương hiếm có với độ che phủ rừng đạt tới 90%.
Bà Lã Thị Liền, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết, Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng các dân tộc mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nói riêng, trên địa bàn huyện Văn Yên nói chung.
Đây là dịp quảng bá, tuyên truyền ý thức giữ rừng, phát triển sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, từng bước thu hút khách du lịch đến tham quan hệ sinh thái rừng nguyên sinh, thưởng thức sản phẩm ẩm thực của người dân địa phương, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái lâu dài bền vững. Đặc biệt 30 km đường từ trung tâm huyện Văn Yên lên trung tâm xã Nà Hẩu giờ được bê tông hóa, tăng cơ hội trải nghiệm du Xuân trong rừng nguyên sinh đối với mọi du khách.
Nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên có tổng diện tích tự nhiên 5.640 ha, trong đó, rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500 ha. Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của 502 hộ người Mông với hơn 2.500 nhân khẩu. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng mái nhà chung ấy bao đời nay đã được đồng bào Mông đồng lòng gìn giữ bằng cách riêng, bằng những luật tục truyền từ đời này sang đời khác.
Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông Nà Hẩu.
Tin liên quan
-
Đời sống
Độc đáo phiên chợ dùng lá cây thanh toán ở Tây Ninh
15:34' - 24/02/2024
Ngày 24/2, tại Điện thờ Phật Mẫu Long Hải (ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh), diễn ra phiên chợ độc đáo với nhiều gian hàng ẩm thực chay miễn phí, sử dụng lá cây thay tiền.
-
Đời sống
Độc đáo Lễ hội Tống ôn ở Cần Thơ
08:38' - 24/02/2024
Theo thông lệ của người dân địa phương, lễ hội Tống ôn diễn ra hàng năm trong ba ngày từ ngày 12 - 14 tháng Giêng Âm lịch (nhằm ngày 21- 23/2).
-
Đời sống
Độc đáo Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc trên Cao nguyên Đắk Lắk
17:09' - 19/02/2024
Ngày 19/2, Ủy ban nhân dân xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ 8 - năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 30/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 30/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 30/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tham gia sự kiện diễu binh, người dân cần lưu ý gì?
18:44' - 29/04/2025
Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa là đến thời điểm chính thức diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại trung tâm TPHCM.
-
Đời sống
Xem pháo hoa 30/4 ở TP. Hồ Chí Minh: Những điểm bắn không thể bỏ lỡ
16:26' - 29/04/2025
Bnews. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm trong đêm 30/4. Thời gian bắn pháo hoa từ 21h00 phút đến 21h15 phút ngày 30/4/2025.
-
Đời sống
Bến Tre nêu giải pháp phát triển đảng cho đội ngũ chi hội trưởng phụ nữ
14:02' - 29/04/2025
Sáng 29/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giải pháp về công tác phát triển đảng viên nữ - Xây dựng tổ chức hội vững mạnh giai đoạn mới".
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 29/4
05:00' - 29/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 29/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 29/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Người cao tuổi nhất Nhật Bản qua đời ở tuổi 115
16:06' - 28/04/2025
Theo thông báo ngày 28/4 của Bộ Y tế Nhật Bản, cụ bà Okagi Hayashi - người cao tuổi nhất ở nước này - đã qua đời vì suy tim vào sáng 26/4, hưởng thọ 115 tuổi.
-
Đời sống
Lịch trình chi tiết các chương trình nghệ thuật chào mừng 30/4 tại các địa phương
16:04' - 28/04/2025
Tổng hợp lịch trình sự kiện văn hóa nghệ thuật dịp 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương: biểu diễn ánh sáng, nhạc hội, chương trình thực cảnh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 28/4
05:00' - 28/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 28/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 28/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
07:00' - 27/04/2025
Hòn Hải thuộc huyện đảo Phú Quý và nằm cách đảo Phú Quý 38 hải lý về Đông Nam. Đảo có chiều dài khoảng 900 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất khoảng 115 m tính từ mặt biển.