Đại án 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây Dựng: Đề nghị mức án 30 năm tù đối với Phạm Công Danh
Thừa ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố tại tòa và tiến hành luận tội.
Phạm Công Danh bị đề nghị mức án 30 năm tù
Được xác định giữ vai trò chính trong vụ án, Viện Kiểm sát đề nghị mức án 30 năm tù về hai tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" đối với ông Phạm Công Danh (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh).
Theo Viện Kiểm sát, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank (Đại Tín), Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, tái cấu trúc TrustBank khi đang làm ăn thua lỗ (âm vốn 2854 tỷ, lỗ lũy kế trên 6.000 tỷ) và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), dưới sự điều hành của Phạm Công Danh, VNCB đã bị âm vốn hơn 18.000 tỷ; Phạm Công Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 9.000 tỷ đồng.
Theo Viện Kiểm sát, kết quả điều tra cũng như quá trình xét hỏi tại phiên toà đã đủ chứng minh hành vi phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của bị cáo Phạm Công Danh.
Bị cáo Phạm Công Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho Ngân hàng xây dựng 63 tỷ đồng; chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh (quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) gây thiệt hại 581,6 tỷ đồng; chỉ đạo rút 5.190 tỷ đồng tại VNCB nhưng không được sự đồng ý và không có chữ ký của chủ tài khoản Trần Ngọc Bích tại VNCB trên các Ủy nhiệm chi và rút 300 tỷ đồng tại VNCB không có hồ sơ vay (liên quan đến 6 sổ tiết kiệm của 3 cá nhân thuộc nhóm Trần Ngọc Bích); chỉ đạo việc phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB 903 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại ở các hành vi trên của Phạm Công Danh là hơn 7.000 tỷ đồng. Đối với trách nhiệm là người chủ của ngân hàng, việc bị cáo Phạm Công Danh khai tại tòà rằng không biết, không chỉ đạo rút các khoản tiền hàng ngàn tỷ khỏi ngân hàng và không có cơ sở.
Về hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết và các đồng phạm sử dụng pháp nhân của 12 công ty để xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống; sử dụng các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng và lô đất tại 209 Trường Chinh, Đà Nẵng (thực chất là đất của Tập đoàn Thiên Thanh), chỉ đạo định giá nâng giá trị các lô đất lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo; chỉ đạo sử dụng tiền vay trái với phương án và mục đích kinh doanh; chỉ đạo 15 cá nhân chuyển khoản hoặc rút tiền mặt trái phép bằng các hồ sơ vay VNCB với số tiền là 4.700 tỷ đồng để trả nợ cho BIDV 2.600 tỷ đồng (thay cho các Công ty của Tập đoàn Thiên Thanh vay trong khoản vay 4.700 tỷ đồng của BIDV); trả 500 tỷ đồng cho nhóm Trần Ngọc Bích (của cá nhân ông Phạm Công Danh); trả nhóm Phú Mỹ 135 tỷ đồng (cho việc mua cổ phần ngân hàng Truskbank); số còn lại 1.465 tỷ đồng, Phạm Công Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.000 tỷ đồng.
Kiến nghị xem xét trách nhiệm của nhiều cá nhân
Tại phiên tòa, Viện Kiểm sát cũng kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Phạm Thị Trang (thường gọi là Trang Phố Núi, đã xuất cảnh) vì những hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB; kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty Quỹ Lộc Việt) vì những dấu hiệu sai phạm trong việc phát hành trái phiếu khống giúp Phạm Công Danh rút 900 tỷ của VNCB.
Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh, 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên vay tiền của VNCB phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trên 9.000 tỉ đồng cho VNCB.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát đề nghị các mức án đối với 6 bị cáo được xác định với vai trò giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh, cùng bị truy tố về hai tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Cụ thể: Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) bị đề nghị 24 – 26 năm tù, Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) 22 – 24 năm tù, Hoàng Đình Quyết (Phó Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) 20 – 22 năm tù, Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban Kiểm soát VNCB) 14 – 16 năm tù, Phan Minh Tùng (phụ trách Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh) 9 – 11 năm tù, Bạch Quốc Hào (Phó Giám đốc Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB) 12 – 14 năm tù.
Các bị cáo Phạm Việt Thép (Giám đốc Công ty An Phát) bị đề nghị mức án 4 – 5 năm tù, Trần Văn Bình (Tổng Giám đốc Công ty Trung Dung) 5 – 6 năm tù, Nguyễn Thị Kim Vân (Tổng Giám đốc Công ty Hương Việt) 5 – 6 năm tù và Lê Công Thảo (Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin VNCB) 5 – 6 năm tù cùng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đối với 25 bị cáo còn lại là các cán bộ ngân hàng cùng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", theo Viện Kiểm sát, các bị cáo đã không thực hiện đúng các quy định về cho vay, chỉ thẩm định trên hồ sơ mà không thẩm định thực tế… nhưng vẫn ký các đề xuất tín dụng hoặc vẫn biểu quyết đồng ý cho vay với tư cách thành viên Hội đồng tín dụng đối với các khoản vay của 12 công ty mà Phạm Công Danh dựng lên, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ thấp nhất là 3 năm tù treo đến cao nhất là 16 năm tù giam đối với các bị cáo này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xét xử vụ án thất thoát 9.000 tỷ đồng: Ngân hàng đề nghị hủy bỏ lệnh kê biên tài sản
12:40' - 05/08/2016
Ngày 5/8, phiên tòa xét xử vụ án thất thoát 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng cổ phần Xây dựng Việt Nam tiếp tục bước sang phần xét hỏi.
-
Tài chính
Xét xử sơ thẩm vụ thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
11:33' - 19/07/2016
Ngày 19/7, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử sơ thẩm 36 bị cáo trong vụ án làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Xây Dựng đã xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu
14:24' - 08/06/2016
Ngân hàng Xây Dựng (CB) vừa xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến 10 bộ hồ sơ vay của Công ty cổ phần xe khách Phương Trang.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.