Đại biểu HĐND TP Hà Nội đề xuất giải pháp đẩy nhanh giải phóng mặt bằng
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, giải phóng mặt bằng luôn được các bộ, ngành, địa phương xác định là công việc khó khăn. Với thành phố Hà Nội, việc giải phóng mặt bằng lại càng gian nan hơn do đặc thù đất đai ở Thủ đô đắt đỏ. Thế nên, việc giải phóng mặt bằng tại Hà Nội thường kéo dài, vắt qua nhiều thời kỳ khiến giảm hiệu quả đầu tư.
Trong buổi thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 3, HĐND thành phố khóa XVI nhiệm kỳ 2021 -2026, diễn ra ngày 8/12, nhiều đại biểu đã cho rằng, cần gấp rút có biện pháp gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Theo ông Đàm Văn Huân (Tổ Đại biểu huyện Gia Lâm) nhận định, thực hiện đầu tư công trên địa bàn thành phố còn hạn chế do giải phóng mặt bằng chậm.Ví dụ về việc này ông Đàm Văn Huân nêu, có không ít dự án trọng điểm của thành phố sau nhiều năm khởi công đến nay vẫn chưa thể đưa vào hoạt động.
Đơn cử, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được khởi công từ tháng 9/2010 với mục tiêu cuối năm 2015 hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 1. Mặc dù đã hơn 10 năm kể từ ngày khởi công nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành đưa vào khai thác.
Trước thực trạng chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến dự án, đại biểu Đàm Văn Huân đề nghị xuất thực hiện thí điểm việc tách hạng mục giải phóng mặt bằng riêng với dự án đầu tư để tăng hiệu quả.Cùng với đó, đại biểu này cũng cho rằng, thành phố cần công bố sớm giá vật liệu xây dựng, bởi nếu chậm công bố giá vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án.
Trăn trở về dự án chậm tiến độ, gây ứ vốn đầu tư công, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, bà Nguyễn Bích Thủy (Tổ Đại biểu quận Cầu Giấy) bày tỏ lo ngại về một số dự án tại địa bàn thành phố đang tốc độ "rùa bò" do lực cản từ giải phóng mặt bằng.Theo bà Nguyễn Bích Thủy, giải phóng mặt bằng một số dự án bị chậm bắt nguồn tư nguyên nhân một số thủ tục hành chính còn bất cập.
Ngoài ra, tình hình dịch bệnh cũng khiến cho giải phóng mặt bằng bị đình trệ. Vì thế, thành phố cần đánh giá về việc thích ứng linh hoạt trong công tác cải cách hành chính.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội, nhận thấy nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn trong thời gian qua, mới đây Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, các sở chuyên ngành có liên quan tạo mọi điều kiện hỗ trợ thủ tục cho các đơn vị đảm bảo tiến độ triển khai dự án.Đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tham mưu cho UBND tháo gỡ các vướng mắc, rào cản pháp lý để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và các năm tiếp theo.
Mặt bằng được xem là vướng mắc tại hầu hết các dự án giao thông hiện nay; trong đó, có các dự án đầu tư công, dù có vốn nhưng vướng mặt bằng nên không thể giải ngân. Vì vậy, mới dẫn đến chuyện, có tiền mà đường chưa thông đang là một thực tế không chỉ ở Hà Nội mà diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước trong quá trình đầu tư triển khai dự án. Hậu quả từ việc giải phóng mặt bằng chậm còn để lại hệ lụy lâu dài cho xã hội. Việc giải phóng mặt bằng mở rộng ô chôn lấp bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) là một dẫn chứng rõ nét cho nhận định trên.Từ nhiều năm nay, bãi rác Nam Sơn đã quá tải nhưng để giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, lại chưa được triển khai như mong muốn.
Đến nay, các cơ quan liên quan và UBND huyện Sóc Sơn đã cơ bản thu hồi xong diện tích đất nông nghiệp nằm trong diện giải phóng mặt bằng.
Nhưng còn đất ở và đất trồng cây lâu năm đang bị vướng mắc, do một số hộ dân chưa đồng thuận với phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Theo một số chuyên gia về pháp luật, trên thực tế không có ai chịu trách nhiệm về việc chậm giải phóng mặt bằng ở các dự án trên.Do đó, một số chuyên gia, kiến nghị trong thời gian tới, cần nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 theo hướng để chính quyền, người dân và doanh nghiệp dễ thực hiện giải phòng mặt bằng; đồng thời, tránh tình trạng chung chung không ai chịu trách nhiệm khi giải phóng mặt bằng "im lìm", dẫn tới "đóng băng" dự án.
Mặt khác, sớm hoàn thiện hệ thống hồ sơ dữ liệu về quản lý đất đai; tăng cường quản lý, chống lấn chiếm, xây dựng trái phép, kịp thời giải tỏa các vi phạm về đất đai… Bởi, đây là những nội dung chính ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở pháp lý thực hiện giải phóng mặt bằng và tiềm ẩn phát sinh khiếu kiện phức tạp sau này. Ngoài ra, tạo quỹ “đất sạch” và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để nhà đầu tư chủ động về mặt bằng, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết kịp thời những vướng mắc về chính sách đối với bồi thường, giải phóng mặt bằng./.- Từ khóa :
- hà nội
- giải phóng mặt bằng
- gpmb
- kinh tế hà nội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hóa giải "nút thắt" giải phóng mặt bằng
08:35' - 02/12/2021
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ dự thảo Đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư.
-
DN cần biết
Rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm
13:33' - 08/11/2021
Long An sẽ triển khai trước nhiệm vụ giải phóng mặt bằng đối với các dự án giao thông trọng điểm gồm đường ĐT.830E, ĐT.827E và một số dự án hạ tầng quan trọng khác.
-
Bất động sản
Hưng Yên hoàn thành mục tiêu giải phóng mặt bằng năm 2021
13:10' - 31/10/2021
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, trong 10 tháng qua, chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đã thực hiện chi trả tiền đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 140 ha đất khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tách giải phóng mặt bằng, tháo “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công
08:29' - 31/10/2021
Đến nay, giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều bộ, địa phương vẫn tiếp tục chậm. Giải phóng mặt bằng vẫn được nêu ra là một trong những nguyên nhân cản trở nhiều nhất tới tiến độ thực hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Người Việt tại Malaysia tưởng nhớ công ơn dựng nước của tổ tiên
11:25'
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, tối 6/4, cộng đồng người Việt tại Malaysia đã long trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi lễ truyền thống.
-
Kinh tế & Xã hội
Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Đắk Lắk
11:24'
Ngày 7/4 (tức 10/3 âm lịch), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 tại Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ khánh thành cầu vượt eo biển với nhịp nâng thẳng đứng đầu tiên
10:48'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 6/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khánh thành cây cầu vượt eo biển với nhịp cầu có thể nâng thẳng đứng đầu tiên mang tên Pamban tại bang Tamil Nadu.
-
Kinh tế & Xã hội
Quý I/2025, lượng khách quốc tế đạt trên 6 triệu lượt
10:46'
Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2025 đạt trên 2 triệu lượt, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Chiến dịch Hồ Chí Minh – quyết chiến và toàn thắng
08:58'
Tròn 50 năm sau thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 30/4/1975), dấu ấn về trận quyết chiến chiến lược làm thay đổi vận mệnh dân tộc vẫn khắc sâu trong lịch sử.
-
Kinh tế & Xã hội
Dinh Độc Lập đẹp lung linh trong Chương trình cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình”
08:22'
Chương trình truyền hình trực tiếp “Bản trường ca hoà bình” do Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành uỷ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 7/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/4, sáng mai 8/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Trực thăng cấp cứu của Nhật Bản gặp nạn
21:45' - 06/04/2025
Trực thăng cấp cứu của Nhật Bản gặp nạn khiến ít nhất 1 người đã thiệt mạng và 5 người khác được đưa đến bệnh viện.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiều bào tại Nhật Bản – Để xứng đáng là cộng đồng người Việt lớn ở nước ngoài
21:18' - 06/04/2025
Ngày 6/4, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã diễn ra Đại hội Đại biểu Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Nhật Bản năm 2025.