Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc đã không trung thực trong khai báo hồ sơ
Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc đã không trung thực trong khai báo hồ sơ và thông tin ông này bỏ 2,5 triệu EURO mua quốc tịch Síp (Cyprus) là không chính xác mà do vợ và con bảo lãnh.
Các đơn vị chức năng của Thành phố đang xem xét, đề xuất các hình thức xử lý về mặt Đảng, chính quyền và tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Quốc.
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo về vụ việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch, do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 1/9.
Tại buổi họp báo, ông Hà Phước Thắng, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận có hai quốc tịch và đã có đơn xin thôi tư cách đại biểu Quốc hội; thôi chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận.Vào thời điểm ông Quốc ứng cử đại biểu Quốc hội, cơ quan chức năng của Thành phố đã thực hiện đầy đủ, chính xác, đúng quy trình. Việc ông Quốc có quốc tịch Síp mà không khai báo là thiếu gương mẫu, không trung thực, không chấp hành đúng quy định của Đảng.
Theo ông Hà Phước Thắng, việc xử lý đối với ông Phạm Phú Quốc sẽ hoàn tất trong tháng 9, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định, trong đó có thể sẽ bao gồm việc bãi nhiệm chức vụ Đại biểu Quốc hội, xử lý về mặt Đảng và các chức vụ khác.Cụ thể, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ báo cáo Quốc hội để bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội; Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm việc với ông Quốc và đưa hướng xử lý về kỷ luật Đảng trong tháng 9.
UBND Thành phố chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu đình chỉ chức Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận của ông Phạm Phú Quốc và giao đơn vị chức năng làm rõ vai trò của ông Quốc khi làm việc tại Công ty Tân Thuận.
Tại buổi họp báo, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo đơn giải trình của ông Phạm Phú Quốc thì quốc tịch Síp của ông là do vợ và con bảo lãnh, chứ không phải do bỏ tiền ra mua như đồn đoán. Ông Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định, Thành phố không hề thoái thác hay chậm trễ trong giải quyết vụ việc của ông Phạm Phú Quốc mà do vấn đề này cần được giải quyết một cách thận trọng, chính xác.Theo ông Phan Nguyễn Như Khuê, vào năm 2018, sau khi để xảy ra sai phạm ở Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh và bị kỷ luật, ông Quốc đã có đơn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố thông tin về kỷ luật Đảng của mình, chứ hoàn toàn không có nội dung xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, quê huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị. Ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV khi đang là Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.Tháng 2/2018, ông Quốc được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12/2019, ông Phạm Phú Quốc được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).
Ngày 25/8, hãng tin Al Jazeera (kênh thông tin Nhà nước của Qatar) tiết lộ thông tin ông Phạm Phú Quốc được phê duyệt cấp hộ chiếu Síp từ năm 2018.Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu ông Quốc giải trình sự việc có hai quốc tịch khi đang là đại biểu Quốc hội. Ngay sau đó, ông Phạm Phú Quốc nộp đơn xin thôi nhiệm đại biểu Quốc hội và từ nhiệm Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận./.
>>Châu Âu cân nhắc hành động pháp lý với chương trình ‘hộ chiếu vàng’ của Cyprus
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hộ chiếu vàng - Cách giới thượng lưu vượt qua đại dịch
05:30' - 18/08/2020
Quan ngại về dịch bệnh đang khiến giới siêu giàu mạnh tay rót tiền để sở hữu những cuốn “hộ chiếu vàng” nhằm tìm kiếm lợi ích và sự an toàn bên ngoài các đường biên giới đang ngày càng bị thắt chặt.
-
Kinh tế Thế giới
Hộ chiếu UAE tiếp tục giữ vị trí "quyền lực" nhất thế giới
17:02' - 12/01/2020
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đứng số 1 trong bảng xếp hạng những tấm hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới năm 2020 căn cứ trên chỉ số đánh giá hộ chiếu toàn cầu Global Passport Index.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28'
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38'
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.