Đại dịch COVID-19 phơi bày những điểm yếu của ngành công nghệ sinh học Canada
Đặc biệt, ngành công nghệ sinh học của Canada đã cho thấy năng lực còn nhiều hạn chế.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Canada gặp khó khăn ngay từ đầu.
Canada đã phải chứng kiến việc tiếp nhận vaccine từ các nhà sản xuất quốc tế bị gián đoạn và chậm bàn giao đến các tỉnh, khiến tiến độ tiêm chủng trì trệ.
Ngay sau khi đại dịch được công bố, Chính phủ Canada đã đầu tư hàng trăm triệu CAD vào các vaccine được đánh giá là có tiềm năng thành công.Dù nhận được nguồn tài trợ này, các nhà sản xuất của Canada vẫn chưa tạo ra một loại vaccine nào được phê duyệt và tính đến đầu tháng 3/2021, Canada xếp thứ 44 trên thế giới về số liều tiêm phòng trên 100 dân, theo Bloomberg News.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực này nói rằng những khoản tiền đó là quá muộn và không đủ để thúc đẩy các loại vaccine do Canada sản xuất.
Hai loại vaccine đầu tiên được cấp phép sản xuất và phân phối hàng loạt là sản phẩm của Pfizer-BioNTech và Moderna.Tiến sỹ Lynora Saxinger, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Alberta lý giải về sự nhanh nhạy của Pfizer-BioNTech và Moderna.
Trước đại dịch, cả hai nhà sản xuất này đều đang nghiên cứu các sản phẩm tương tự và có thể nhanh chóng chuyển đổi để đối phó với COVID-19.
Tóm lại, một năm sau khi đại dịch khởi phát, cho đến nay Bộ Y tế Canada đã chấp thuận 4 loại vaccine, nhưng không có sản phẩm nào do Canada sản xuất.
Hiện không có bất kỳ tập đoàn sản xuất vaccine lớn nào đóng trụ sở tại Canada.Trong khi đó, Vương quốc Anh và Mỹ có đủ năng lực và cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các đối tác "nặng ký" như Oxford-AstraZeneca và Pfizer-BioNTech, và do đó có lợi thế để đầu tư và sản xuất vaccine trong nước. Cả Vương quốc Anh và Mỹ đều vượt Canada về tiến độ tiêm chủng.
Vương quốc Anh đã mạnh tay đổ tiền vào các dự án tiêm chủng, trong đó có khoản hơn 100 triệu USD cho dự án cộng tác với Oxford-AstraZeneca vào tháng 5/2020.Trong khi đó, Mỹ đã cung cấp 1,95 tỷ USD để Pfizer-BioNTechto sản xuất vaccine vào cuối năm 2020.
Tiến sĩ John Lewis, Chủ tịch Entos Pharmaceuticals nhấn mạnh là mặc dù đầu tư vào công nghệ sinh học rất tốn kém nhưng vẫn thấp so với những gì các nước đã chi cho COVID-19.
- Từ khóa :
- canada
- covid 19
- Pfizer-BioNTech
- Moderna
- công nghệ sinh học
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Một năm đại dịch COVID-19 hoành hành tại Canada
09:53' - 12/03/2021
Cách đây một năm, những người Canada coi virus SARS-CoV-2 chỉ là một vấn đề ở nước ngoài đã phải “bừng tỉnh” khi các ca tử vong bắt đầu xuất hiện.
-
Tài chính & Ngân hàng
Canada duy trì lãi suất siêu thấp bất chấp nền kinh tế có dấu hiệu “nóng” lên
08:50' - 11/03/2021
Đối mặt với làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 và các biện pháp nhằm hạn chế virus lây lan, nền kinh tế Canada đang chứng tỏ sức phục hồi tốt hơn so với dự đoán.
-
Kinh tế & Xã hội
Canada được xếp hạng cao về khả năng kiềm chế dịch COVID-19
15:14' - 10/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, kết quả nghiên cứu của Viện Macdonald-Laurier có trụ sở ở Ottawa cho thấy Canada được xếp hạng cao về khả năng kiềm chế dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.