Một năm đại dịch COVID-19 hoành hành tại Canada
Cách đây một năm, những người Canada coi virus SARS-CoV-2 chỉ là một vấn đề ở nước ngoài đã phải “bừng tỉnh” khi các ca tử vong bắt đầu xuất hiện, các chuyến bay bị hủy, thị trường sụp đổ và các biện pháp phong tỏa được áp dụng.
Mọi thứ diễn ra dồn dập trong tuần thứ hai của tháng 3/2020, tuần đầu tiên của đại dịch ở nước này.
Bản thân từ “đại dịch” đã trở nên phổ biến từ ngày 11/3/2020. Canada ghi nhận ca tử vong đầu tiên do dịch COVID-19 vào ngày 9/3.
Đối với hàng triệu người trên khắp đất nước Canada, đây là tuần mà mọi thứ đột nhiên thay đổi.
Chính quyền Canada cũng không biết điều gì sẽ đến. Vào ngày 12/3, tờ National Post của nước này đưa tin “Trong bối cảnh Chính phủ đảng Tự do thông báo dành 1 tỷ CAD (800 triệu USD) cho cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2, Bộ trưởng Y tế Canada Patty Hajdu cho biết có thể có từ 30-70% người Canada sẽ bị nhiễm COVID-19”.
Một năm đã qua và các con số trên thực tế đã khác xa. Canada chi tiêu nhiều hơn và tỷ lệ lây nhiễm ít hơn nhiều.
Cho đến nay, chỉ khoảng 2% người Canada có kết quả xét nghiệm dương tính với virus trên, trong khi Ottawa đã chi hơn 240 tỷ CAD cho các khoản cứu trợ trong đại dịch, phần lớn là để “xoa dịu nỗi đau” mà các biện pháp phong tỏa đã gây ra đối với nền kinh tế.
Người dân Canada không thể tưởng tượng được rằng họ đã thay đổi cuộc sống của mình một cách kinh khủng như thế nào để làm chậm lại sự lây lan của dịch bệnh.
Không khí ảm đạm không chỉ giới hạn trong các tuyên bố chính thức và tin tức trên truyền hình. Mọi người có thể “sờ thấy” cảm giác không tin tưởng lẫn nhau và nỗi nghi ngại xung quanh.
Cách đây vài ngày, khi thông báo việc Chính phủ Canada quyết định chọn 11/3 là Ngày tưởng niệm những người tử vong do COVID-19, Thủ tướng nước này Justin Trudeau cho biết ngày tưởng niệm này cũng phản ánh những tác động lớn mà tất cả mọi người cảm thấy do COVID-19, từ việc bị cô lập, thất nghiệp đến việc không còn những dịp tụ họp cùng bạn bè và gia đình.
Ông nói "Từ đầu năm ngoái, cuộc sống của chúng ta cũng như của tất cả mọi người trên khắp thế giới đã vĩnh viễn thay đổi do sự xuất hiện của COVID-19".
Hiện nay, các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát đại dịch đang được nới lỏng trên toàn Canada và chính phủ liên bang trong tuần qua đã liên tục đưa ra các thông báo về việc nguồn cung vaccine được cải thiện.
Vậy liệu Canada có thể thoát ra khỏi bóng tối và đi vào bình minh với COVID-19?
Nhiều chuyên gia dịch tễ cảnh báo cuộc đua với COVID-19 còn lâu mới kết thúc khi số ca nhiễm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục gia tăng ở các quốc gia như Anh, Nam Phi và Brazil.
Hiện khoảng 40% các ca nhiễm COVID-19 mới ở Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada, là nhiễm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vốn lây lan nhanh hơn và có khả năng gây tử vong cao hơn chủng virus gốc.
Dấu hiệu này là lời cảnh báo cho toàn quốc về mối đe dọa của một làn sóng lây nhiễm thứ ba. Các biểu đồ mới cho thấy các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 giảm mạnh, trong khi các trường hợp nhiễm biến thể mới của virus này tăng vọt.
Peter Juni, Giáo sư về dịch tễ tại Đại học Toronto cho biết “Hiện chúng ta có hai đại dịch. Đại dịch “truyền thống” đang trong tầm kiểm soát và đại dịch mới chưa được kiểm soát”.
Giáo sư Juni cảnh báo Canada có thể sẽ cần đến một đợt phong tỏa khác và nhiều khả năng phải nghiêm ngặt hơn những đợt trước đó.
Theo thống kê của Cơ quan y tế công cộng Canada, tính đến ngày 9/3, tại quốc gia này đã có 2.663 ca nhiễm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 , hầu hết được xác định là B.1.1.7 (biến thể được ghi nhận lần đầu tiên ở Anh).
Các ca nhiễm biến thể mới tăng nhanh vào thời điểm đặc biệt “nhạy cảm” khi Ontario và các tỉnh khác đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế, trong khi người dân Canada, phấn khởi trước sự ra đời của vaccine, đang khao khát có thêm tự do sau một năm đại dịch bùng phát.
Andrew McArthur, một nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster nhận định trong dài hạn, việc tiêm chủng đại trà sẽ giúp khống chế được đại dịch, ngay cả khi vaccine giảm hiệu quả chống lại một số biến thể của SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, ông McArthur cảnh báo “Từ bây giờ đến lúc đó là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Trong ngắn hạn, tôi cảm thấy lo ngại, nhưng tôi lạc quan về tình hình trong dài hạn".
Cho đến nay, đã có khoảng 899.000 ca mắc COVID-19 được báo cáo tại Canada với hơn 22.300 ca tử vong.
Khoảng 2 triệu người Canada – tương đương 5% dân số - đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19 khi chiến dịch tiêm chủng đang được đẩy mạnh trên toàn quốc Những thống kê mới nhất cho thấy nước này vẫn đang trong cuộc chiến cam go với virus SARS-CoV-2 và các biến thể mới của nó.
Các chuyên gia cho rằng cách mà các cơ quan chức năng và người dân ứng phó với những "sát thủ vô hình này" trong giai đoạn đặc biệt nhạy cảm hiện nay, sẽ xác định ai là người chiến thắng./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Canada duy trì lãi suất siêu thấp bất chấp nền kinh tế có dấu hiệu “nóng” lên
08:50' - 11/03/2021
Đối mặt với làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 và các biện pháp nhằm hạn chế virus lây lan, nền kinh tế Canada đang chứng tỏ sức phục hồi tốt hơn so với dự đoán.
-
Kinh tế tổng hợp
Canada được xếp hạng cao về khả năng kiềm chế dịch COVID-19
15:14' - 10/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, kết quả nghiên cứu của Viện Macdonald-Laurier có trụ sở ở Ottawa cho thấy Canada được xếp hạng cao về khả năng kiềm chế dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đang có xu hướng bình phục sau “cú sốc” COVID-19
14:14' - 10/03/2021
OECD ước tính nền kinh tế Canada sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2022, cao hơn hai điểm phần trăm so với con số đưa ra trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.