Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Pháp mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn
Nhân dịp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 25-27/5, phóng viên TTXVN tại Paris đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Việt Nam tại Pháp, ông Đinh Toàn Thắng, về tình hình quan hệ giữa hai nước, hiện đã được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện.
Theo Đại sứ Đinh Toàn Thắng, việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Pháp lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024 là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu cột mốc to lớn sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược. Việc nâng cấp này đã tạo nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và hiệu quả.
Cụ thể, trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao, Đại sứ cho biết: "Trao đổi giữa hai nước tăng mạnh và thắt chặt hơn, các cơ chế hợp tác được mở rộng như việc tổ chức phiên Đối thoại Biển lần đầu tiên giữa hai Bộ Ngoại giao". Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đầy biến động, hai nước đã và đang tăng cường hơn nữa sự phối hợp và hợp tác trong các vấn đề toàn cầu, như tại Hội nghị thượng đỉnh Trí tuệ nhân tạo tại Paris (02/2025), Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G - 4/2025) và sắp tới là Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc ở Nice (6/2025).
Về lĩnh vực quốc phòng-an ninh, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đánh giá đây tiếp tục được coi là trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, thể hiện sự tin cậy chiến lược giữa hai nước. Minh chứng rõ nét cho điều này là chuyến thăm Thành phố Hồ Chí Minh gần đây của Tàu hộ tống đa nhiệm Provence thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp thăm khu vực (3/2025), "thể hiện sự tiếp nối các trao đổi giữa hai nước trên tinh thần cùng nhau hợp tác đóng góp cho hòa bình và đảm bảo an ninh, tự do hàng hải tại khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Đề cập đến lĩnh vực kinh tế-thương mại, Đại sứ Đinh Toàn Thắng ghi nhận sự quan tâm ngày càng gia tăng từ các đối tác, doanh nghiệp Pháp đối với hợp tác với Việt Nam. Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đang thúc đẩy nhiều dự án mới với Việt Nam, trong đó có các dự án liên quan đến phát triển năng lượng sạch và đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam. Nhiều đoàn đại biểu doanh nghiệp và bộ, ngành kinh tế Pháp, trong đó có Bộ trưởng Giao thông vận tải Pháp đã đến Việt Nam trao đổi, tìm hiểu khả năng hợp tác trong những chiến lược và dự án hàng đầu của Việt Nam về năng lượng và cơ sở hạ tầng, giao thông. Đáng chú ý, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước cả năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11%, đạt hơn 5,4 tỷ USD.
Về hợp tác y tế, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đánh giá quan hệ hợp tác này đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và trở thành điểm sáng trong quan hệ Việt – Pháp, với việc thúc đẩy hợp tác sản xuất một số loại vaccine tại Việt Nam giữa Trung tâm Tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Sanofi được tiến hành ngay sau khi hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Bên cạnh đó, hợp tác giữa các địa phương cũng tiếp tục có những kết nối mới. Tháng 2/2025, thành phố Đà Nẵng và thành phố Le Havre chính thức ký kết thỏa thuận thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như phát triển cảng biển, chuyển dịch sinh thái, đổi mới số. Đại sứ Đinh Toàn Thắng cũng cho biết thêm rằng hai bên Việt Nam và Pháp cũng đang xúc tiến công tác chuẩn bị cho Hội nghị hợp tác giữa các địa phương lần thứ 13 dự kiến tổ chức vào năm 2026 tại Pháp.
Khi được hỏi về vai trò của cộng đồng người Việt tại Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định: "Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, luôn gắn bó và hướng về Tổ quốc, tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng như một nhịp cầu vững chắc trong quan hệ giữa hai quốc gia hiện nay. Sự thành công và vị thế của cộng đồng người Việt tại Pháp cũng là một minh chứng cho mối liên hệ đặc biệt giữa hai quốc gia, là một trong những nhân tố quan trọng đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp đi vào chiều sâu, thiết thực".
Đại sứ Đinh Toàn Thắng cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt của lực lượng trí thức kiều bào đang tập trung đóng góp, tham mưu cho các chiến lược phát triển của nước nhà, nhất là các lĩnh vực mà trí thức gốc Việt đã và đang có những vị trí đáng kể, đồng thời đất nước ta đang rất cần, như năng lượng sạch, điện hạt nhân, bán dẫn, lượng tử, hạ tầng giao thông hiện đại, y sinh chuyên sâu...
Đề cập đến những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển quan hệ Việt-Pháp, Đại sứ phân tích 4 yếu tố chính. Thứ nhất, nhân tố mới từ việc nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm mức chiến lược toàn diện đang mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và mang tính chiến lược, phù hợp với lợi ích và tiềm năng của cả Việt Nam và Pháp. Các trao đổi cấp cao và ở các cấp khác nhau giữa hai nước đang tiếp tục tạo điều kiện triển khai và khai thác quyết tâm chính trị này.
Thứ hai, trong một thế giới đang đang có nhiều biến chuyển hiện nay, hai nước tiếp tục chia sẻ một sự tương đồng về tầm nhìn trên nhiều vấn đề quan trọng. Đó là phải tăng cường hợp tác để đem lại thịnh vượng chung; đó là cùng theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững; đó là phải nỗ lực để ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống; đó là thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, gìn giữ hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Thứ ba, hai nước tiếp tục có nhiều thế mạnh để tương tác, tạo thuận lợi, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện các chiến lược phát triển và nâng cao vị thế của mỗi nước. Các doanh nghiệp, tập đoàn Pháp có thế mạnh về công nghệ cao, năng lượng, hạ tầng, y tế, dược phẩm, hàng không vũ trụ, trong khi Việt Nam có thị trường nội địa tiềm năng, nguồn nhân lực dồi dào và đang hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ tư, tất cả các nhân tố truyền thống vẫn thực sự là nền tảng quan trọng cho duy trì và thắt chặt quan hệ giữa hai nước, từ sự chia sẻ lịch sử và giao thoa văn hóa sâu sắc, từ sự gần gũi và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc, đến hoạt động tích cực của cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Việt Nam tại Pháp...
Bên cạnh các thuận lợi, Đại sứ Đinh Toàn Thắng cũng thẳng thắn chỉ ra các thách thức: "Quan hệ Việt Nam - Pháp đang được đặt trong một môi trường quốc tế chi phối bởi các thách thức đa dạng và đan xen, đòi hỏi cả hai nước phải có những nỗ lực bền bỉ để định hướng và theo đuổi các lĩnh vực hợp tác đã được xác định. Cả hai nước cũng đều đứng trước các yêu cầu mới về phát triển cũng như về vị thế, nên cần không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hợp tác..."
Để vượt qua những thách thức này, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đề xuất 4 giải pháp cụ thể. Một là, tăng cường đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên cần đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp, duy trì hiệu quả các kênh đối thoại song phương trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học và công nghệ... Điều này giúp kịp thời giải quyết các vướng mắc, củng cố lòng tin chính trị và hiểu rõ hơn về ưu tiên của mỗi nước trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Hai là, tập trung vào các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, có tính bổ trợ và chiến lược. Theo Đại sứ, hai bên nên ưu tiên hợp tác trong những lĩnh vực mà cả hai đều có thế mạnh và nhu cầu, đặc biệt là các lĩnh vực trụ cột hoặc có tiềm năng tăng trưởng cao như công nghệ cao, năng lượng sạch và năng lượng hạt nhân, chuyển đổi số, y tế, giáo dục và hạ tầng chiến lược. Ba là, phát huy tốt các hỗ trợ chính sách khác nhau, từ tác động của việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và gỡ các nút thắt chung ở Việt Nam hiện nay đến việc Pháp thể hiện vị thế của mình để hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn lực tài chính, công nghệ quốc tế cần thiết cho phát triển. Thứ tư là tiếp tục huy động tốt vai trò của mọi thành phần trong mối quan hệ đa tầng nấc của quan hệ Việt Nam - Pháp, trong đó không chỉ có trách nhiệm của các bộ, ngành mà còn là nhiệt tình của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng người Việt và bạn bè, các cấp chính quyền khác nhau tại Pháp.
Về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhận định: "Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quan hệ song phương, đặc biệt sau khi hai nước đã nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Chuyến thăm thể hiện sự coi trọng và cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao Pháp đối với việc củng cố và phát triển quan hệ với Việt Nam, đưa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện đi vào thực chất và hiệu quả. Đây là cơ hội tuyệt vời để lãnh đạo hai nước cùng thống nhất những bước đi mới để cụ thể các khuôn khổ đã định ra trong Đối tác Chiến lược toàn diện".
Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định: "Nhiều lĩnh vực, dự án cụ thể đang được hai bên bàn thảo sâu để thúc đẩy các ưu tiên kinh tế - thương mại - đầu tư, tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế. Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác mới trong khuôn khổ chuyến thăm sẽ tạo động lực và cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động hợp tác giữa hai nước những năm tới".
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Pháp ưu tiên các hoạt động hợp tác về chống biến đổi khí hậu
11:53' - 14/11/2023
Tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết sẽ ưu tiên các vấn đề liên quan tới tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu, duy trì sự đa dạng sinh học, hướng tới sự phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Pháp: Thúc đẩy hợp tác tài chính song phương
07:55' - 11/07/2023
Hiện Pháp là nhà tài trợ song phương lớn nhất trong khu vực châu Âu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước nhận tài trợ vốn vay ODA của Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.