Đại sứ Indonesia: Việt Nam góp phần nâng cao tiếng nói và hình ảnh của ASEAN
"Việt Nam đã rất thành công tại Hội đồng Bảo an trong năm 2020". Đây là khẳng định của Đại sứ Dian Triansyah Djani - Trưởng phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên hợp quốc (LHQ), khi trao đổi với phóng viên TTXVN, trong bối cảnh Việt Nam sẽ kết thúc năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2 năm trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ trong 1 tuần nữa.
Đại sứ Djani nhấn mạnh rằng Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào nâng cao tiếng nói và hình ảnh của ASEAN tại HĐBA. Ông cũng bày tỏ niềm tin Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy được những đóng góp của mình trong nhiều lĩnh vực tại HĐBA, đặc biệt trong nỗ lực mang lại hòa bình cho Trung Đông và châu Phi trong năm tới.
Theo Đại sứ, Việt Nam và Indonesia không có sự khác biệt về quan điểm trong những vấn đề lớn tại HĐBA trong năm 2020. Năm tới, khi chỉ còn Việt Nam là quốc gia thành viên ASEAN duy nhất trong HĐBA, ông Djani hy vọng Việt Nam sẽ có một năm thành công hơn nữa, dù tình hình sẽ không hề dễ dàng bởi thế giới đang đổi thay hàng ngày và có quá nhiều thách thức đang chờ đợi, nhất là những hệ lụy do đại dịch COVID-19 mang lại.
Khi được hỏi về lý do Việt Nam và Indonesia đã có rất nhiều phát biểu và tuyên bố chung trong năm 2020 tại HĐBA, ông Djani cho biết Việt Nam và Indonesia đều muốn giương cao ngọn cờ ASEAN tại HĐBA và cho thế giới thấy rằng ASEAN chia sẻ quan điểm tương đồng với thế giới về rất nhiều vấn đề.
Đại sứ nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng muốn thúc đẩy những giá trị cốt lõi của ASEAN tại HĐBA. Chẳng hạn như trong vấn đề an ninh và hòa bình, cách mà các nước ASEAN tiếp cận sẽ là làm sao có được sự đồng thuận, làm sao để các nước có thể đối thoại với nhau. Thông điệp mà Indonesia và Việt Nam muốn truyền tải khi phát biểu chung là mong muốn các thành viên HĐBA khác đồng thuận, đoàn kết để giải quyết các vấn đề của thế giới".
Hơn nữa, khi phát biểu chung như vậy, theo Đại sứ, có nhiều vấn đề là thế mạnh của Việt Nam và có những vấn đề là thế mạnh của Indonesia và như vậy hai nước có thể bổ trợ cho nhau. Đại sứ Djani đưa ví dụ Indonesia có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề gìn giữ hòa bình bởi đã cử rất nhiều quân tham gia lực lượng này ở các vùng có xung đột trên thế giới.
Ông cho biết Việt Nam và Indonesia chia sẻ nhiều giá trị chung của cộng đồng ASEAN và nếu nhìn vào khu vực địa lý ASEAN có thể thấy khu vực rất yên bình, không có chiến tranh hay xung đột trong nhiều thập kỷ. Chính vì vậy, các nước ASEAN ở vị trí thuận lợi để có thể tạo dựng được sự đồng thuận, nhất trí.
Đại sứ Djani cũng cho rằng nỗ lực của các nước ủy viên không thường trực HĐBA như Việt Nam và Indonesia đã mang lại những thay đổi thực chất tại HĐBA.
Bởi rất nhiều nước ủy viên không thường trực HĐBA nắm giữ vị trí chủ tịch các tiểu ban, ủy ban của HĐBA, chẳng hạn Indonesia là chủ tịch ủy ban về vấn đề Taliban hay ủy ban chống vũ khí hủy diệt hàng loạt cho nên mỗi thành viên nhóm E10 (các nước ủy viên không thường trực) đều cố gắng để có thể tạo ra những thay đổi thực chất.
Theo ông, nhóm E10 rất có tầm ảnh hưởng bởi có điều kiện làm việc trực tiếp với Tổng Thư ký LHQ và luôn sẵn sàng hợp tác để có ý kiến chung về nhiều vấn đề quan trọng.
Ông nhấn mạnh: "Dù các nước E10 không phải là P5 (5 nước ủy viên thường trực) nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những thay đổi thực sự. Ví dụ, như theo quy định, để có được 1 nghị quyết thông qua phải có sự đồng thuận của ít nhất 9 thành viên HĐBA và như vậy những lá phiếu của các nước ủy viên không thường trực rõ ràng là đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến độ của nhiều vấn đề".
Hơn nữa, các nước ủy viên không thường trực là những nước thành viên được bầu cho nên được đại diện cho các khu vực châu lục địa lý khác nhau, đồng thời mỗi nước lại có thế mạnh riêng về một số lĩnh vực và như vậy có thể chia sẻ kiến thức, thông tin, đưa ra được những quyết định chính xác hơn tại HĐBA.
Chẳng hạn, các nước châu Phi trong HĐBA đương nhiên hiểu rõ châu Phi hơn ai hết và chính họ sẽ tư vấn cho các thành viên khác khi bàn thảo các vấn đề của châu Phi; còn Việt Nam và Indonesia đương nhiên hiểu những gì diễn ra ở châu Á-Thái Bình Dương hơn.
Đại sứ Djani khẳng định: "Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tư vấn và tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong quá trình đưa ra quyết định của Hội đồng Bảo an để làm sao bảo vệ được những lợi ích của mỗi nước chúng ta".
Trưởng phái đoàn thường trực Indonesia tại LHQ cũng chia sẻ kinh nghiệm khi đối mặt với những thách thức cam go tại HĐBA, nhất là trong tháng Indonesia nắm giữ vị trí chủ tịch. Ông nhớ lại thời điểm Indonesia nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐBA đúng vào lúc HĐBA đang bàn thảo về Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Iran.
Ông chia sẻ: "Khi đó, chúng tôi đã hướng được Hội đồng Bảo an theo hướng đúng bởi quan điểm và nguyên tắc của Indonesia là công bằng, tuân thủ luật lệ, cố gắng tăng cường, củng cố an ninh hòa bình đồng thời đề cao sự đồng thuận. Chúng tôi đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề và chúng tôi tự hào đã đưa ra được nghị quyết về vấn đề phụ nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình".
Ông cho biết nghị quyết này đã được tất cả 15 thành viên HĐBA đồng bảo trợ và đưa vào văn bản của HĐBA. /.
>>Việt Nam khẳng định vai trò chủ động, tích cực tại Liên hợp quốc
- Từ khóa :
- liên hợp quốc
- hội đồng bảo an
- việt nam
- indonesia
Tin liên quan
-
Ý kiến
Tổng thư ký LHQ kêu gọi hỗ trợ các nước nghèo mua vaccine
08:04' - 18/12/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 17/12, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi các nước giàu hỗ trợ các nước nghèo mua vaccine ngừa COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2020: Sứ mệnh của LHQ và 4 mục tiêu chưa thể hoàn thành
08:12' - 14/12/2020
Một năm cả thế giới đảo lộn và tê liệt vì đại dịch COVID-19 sắp khép lại. Với LHQ, 2020 là năm đánh dấu 75 năm phụng sự cho hòa bình thế giới đầy tự hào của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Chủ tịch EC: Các hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 “phải giao hàng”
10:24'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết châu Âu đã đầu tư hàng tỷ euro để giúp phát triển vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới và các công ty phải tôn trọng nghĩa vụ và giao hàng.
-
Ý kiến
Chuyên gia người Việt tại Anh: Ổn định vĩ mô là động lực giúp Việt Nam phát triển kinh tế
08:14'
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh) đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật của Việt Nam trong 5 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-
Ý kiến
WHO: Dịch COVID-19 vẫn có thể lây lan ngay cả khi đã tiêm vaccine quy mô lớn
10:41' - 26/01/2021
Theo quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch COVID-19 vẫn có nguy cơ tiếp tục lây lan ngay cả sau khi thế giới triển khai tiêm chủng quy mô lớn trong tương lai gần.
-
Ý kiến
Chuyên gia quốc tế đánh giá cao những thành công làm nên uy tín Việt Nam
10:21' - 26/01/2021
Các chuyên gia và truyền thông quốc tế đã đánh giá về những thành công làm nên uy tín của Việt Nam, cũng như những khía cạnh chính của Đại hội Đảng XIII.
-
Ý kiến
Đại hội Đảng thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế
19:44' - 25/01/2021
Truyền thông quốc tế ngày 25/1 đã đưa tin đậm nét sự kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
-
Ý kiến
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina đề cao vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam
09:49' - 25/01/2021
Phóng viên TTXVN tại Buenos Aires đã phỏng vấn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina Víctor Gorodeki Kot về vai trò lãnh đạo của Đảng và Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Ý kiến
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2021, hành động ngay để không bỏ lỡ các cơ hội
07:57' - 25/01/2021
Bối cảnh thế giới và trong nước năm 2021 vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước vẫn còn những nút thắt trong quá trình phát triển, chưa thực sự được giải quyết, khơi thông.
-
Ý kiến
Báo chí Ai Cập đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam
08:20' - 24/01/2021
Báo chí Ai Cập những ngày qua đã đăng nhiều bài viết ca ngợi các thành tựu nổi bật của Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Ý kiến
Trưởng đại diện WHO tại VN: Cảnh giác cho tới khi chấm dứt dịch COVID-19
09:51' - 23/01/2021
“Đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt”, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định; đồng thời khuyến cáo cần phải cảnh giác cho tới khi chấm dứt đại dịch.