Đại sứ Phạm Sao Mai: Quan hệ Việt-Trung mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước
Nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 2-4/12/2021.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai về quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua cũng như ý nghĩa chuyến thăm.
Về tình hình quan hệ Việt - Trung thời gian qua, Đại sứ Phạm Sao Mai đánh giá trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực, nhiều chiều tới chính trị, kinh tế toàn cầu, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong năm qua vẫn tiếp tục duy trì đà phát triển tốt đẹp với nhiều điểm sáng.
Về quan hệ chính trị, trao đổi, tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt. Sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội hai nước lần lượt có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng quan trọng thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.
Hợp tác, giao lưu kênh Đảng, ngoại giao, công an, quốc phòng và các địa phương biên giới hai nước tiếp tục được tăng cường. Hai bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Hợp tác kinh tế, thương mại song phương tăng trưởng ấn tượng. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 133,65 tỷ USD, tăng 29,23% so với cùng kỳ năm trước. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều đạt 186,5 tỷ USD, tăng 25%, dự kiến cả năm lần đầu tiên vượt mốc 200 tỷ USD.
Tính lũy kế đến tháng 10/2021, Trung Quốc xếp thứ 7/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 20,9 tỷ USD. Vướng mắc trong một số dự án hợp tác từng bước được tháo gỡ. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã chính thức được đưa vào vận hành.
Theo Đại sứ Phạm Sao Mai, hợp tác phòng chống dịch COVID-19 là điểm sáng mới trong hợp tác song phương. Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, hai bên luôn dành cho nhau sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả, cả ở cấp chính phủ, bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh ở mỗi nước. Trung Quốc hiện đang là một trong những quốc gia cung cấp vaccine nhiều nhất cho Việt Nam.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, biên giới trên bộ Việt-Trung duy trì hòa bình, ổn định. Hai bên phối hợp chặt chẽ, xử lý thỏa đáng vấn đề nảy sinh trên cơ sở 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền. Về vấn đề trên biển, hai bên duy trì thông suốt các kênh đối thoại, đàm phán, nỗ lực kiểm soát bất đồng, giải quyết thỏa đáng vụ việc nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam và Trung Quốc tích cực phối hợp nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, nhất là tại diễn đàn ASEAN và Liên hợp quốc; ủng hộ lẫn nhau tham gia các tổ chức quốc tế.
Đại sứ Phạm Sao Mai nêu rõ bên cạnh những thành tựu, quan hệ Việt-Trung vẫn còn một số tồn tại như: nhập siêu của Việt Nam còn lớn; hàng hóa Việt Nam, nhất là hàng nông sản, còn gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường Trung Quốc; thông quan hàng hóa tại cửa khẩu có lúc chưa thông suốt; một số dự án đầu tư của Trung Quốc có vấn đề về chất lượng, tiến độ; bất đồng về vấn đề trên biển…. Với những vấn đề này, hai bên trao đổi thẳng thắn nhằm giải quyết thỏa đáng các bất đồng hoặc các vấn đề mới nảy sinh.
Đánh giá về chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến Trung Quốc lần này, Đại sứ Phạm Sao Mai cho biết đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trên cương vị mới, diễn ra không lâu sau chuyến thăm chính thức Việt Nam mới đây (tháng 9/2021) của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, và là lần tiếp xúc song phương thứ 4 giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước (cả hình thức trực tiếp và trực tuyến) trong cùng một năm.
Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một là, tiếp nối đà giao lưu, tiếp xúc mật thiết giữa hai Đảng, hai nước từ sau Đại hội XIII, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị.
Hai là, thực hiện hiệu quả các nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, các thỏa thuận song phương, cũng như kết quả Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.
Ba là, diễn ra vào thời điểm cuối năm, chuyến thăm còn là dịp quan trọng để hai bên cùng nhau nhìn lại kết quả hợp tác trong một năm qua, trao đổi về những biện pháp thúc đẩy hợp tác trong năm tới, tiếp thêm động lực cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Về phương hướng phát triển của quan hệ hai nước trong thời gian tới, Đại sứ Phạm Sao Mai khẳng định đà phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt-Trung thời gian qua là minh chứng sinh động cho thấy một quan hệ Việt-Trung ổn định, lành mạnh đáp ứng nguyện vọng chung và mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của quan hệ song phương, Đại sứ Phạm Sao Mai cho rằng thời gian tới, hai nước cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thỏa thuận song phương, bao gồm các kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, qua đó tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị; cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, phòng chống dịch bệnh COVID-19…; nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng.
Đại sứ tin tưởng vững chắc rằng trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, nhu cầu và nền tảng quan hệ song phương hiện có, với quyết tâm và nỗ lực chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc sẽ tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại vùng biên Việt - Trung dần xác lập vị trí “cửa ngõ, cầu nối”
09:01' - 30/06/2021
Là tỉnh có đường biên giới trên bộ hơn 118km và trên biển 191 km với Trung Quốc, Quảng Ninh đang từng bước xác lập vị trí “cửa ngõ, cầu nối” trong hoạt động Thương mại vùng biên Việt - Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp phối hợp tháo gỡ khó khăn và khôi phục kinh tế thương mại Việt - Trung
20:01' - 13/03/2020
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đánh giá cao những nỗ lực của Chính quyền Trung ương Trung Quốc nói chung và nỗ lực của Chính quyền Quảng Tây nói riêng trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.