Đảm bảo tính khả thi của Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
Làm rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) do Tổng Thanh Tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội cho thấy nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đồng tình với phương án mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước.
Việc xác định phạm vi mở rộng các đối tượng áp dụng bắt buộc biện pháp phòng, chống tham nhũng như đề xuất trong dự thảo Luật, Chính phủ giải trình: Hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, cá nhân và tổ chức có liên quan. Kết quả rà soát pháp luật hiện hành có liên quan cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng trong các tổ chức, doanh nghiệp này chưa được quy định rõ ràng về phương thức và biện pháp cụ thể. Nếu lựa chọn phương án mở rộng việc áp dụng bắt buộc một số biện pháp phòng, chống tham nhũng đối với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước thì sẽ không mang tính khả thi. Đối với nội dung các quy định phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước (Chương VIII của dự thảo Luật), một số ý kiến đại biểu đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ ở khoản 6 Điều 4 cho phù hợp với việc dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp. Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (Điều 37 của dự thảo Luật), nhiều đại biểu tán thành với phương án 1 của dự thảo Luật là mở rộng phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai để phù hợp với quy định của Đảng; nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án 2 của dự thảo Luật là thu hẹp phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, cần tập trung vào các đối tượng giữ vị trí có nguy cơ tham nhũng cao; có ý kiến đề nghị chỉ quy định kê khai đối với trường hợp được bầu, bổ nhiệm mà không quy định đối với tất cả. Sau khi nghiên cứu, Chính phủ thể hiện quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập tại Điều 37 của dự thảo Luật như phương án 1 của dự thảo Luật.Giải trình về phương án này, Chính phủ cho biết việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đối với mọi cán bộ, công chức và với viên chức giữ chức vụ tương đương phó trưởng phòng trở lên khi lần đầu được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực công là một bước đi cần thiết để hình thành đồng bộ hệ thống dữ liệu quốc gia về bản kê khai, qua đó giúp kiểm soát có hiệu quả những biến động về tài sản, thu nhập của họ khi thuộc diện phải kê khai hàng năm.
Tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, dự thảo Luật được chỉnh lý về cơ bản đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Nhiều quy định của dự thảo Luật đã được sửa đổi nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành như: Quy định về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm giải trình; tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; báo cáo, công khai báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống tham nhũng; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; thanh toán qua tài khoản và nhiều nội dung khác của dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cho rằng, đây là một dự án Luật rất quan trọng, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội nên một số nội dung lớn, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, khắc phục được những hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta, bảo đảm tính khả thi, nhất là quy định về xử lý tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp lý nguồn gốc; thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thanh tra, kiểm tra về công tác phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước; cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập...Về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý (Điều 59 dự thảo Luật), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, dự thảo Luật đã bổ sung quy định mới về xử lý tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà người kê khai không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm và chưa có căn cứ xác định do phạm tội mà có (tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc).
Đối với sự cần thiết phải xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, đối với tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp (do phạm tội, do vi phạm pháp luật mà có) thì tùy từng trường hợp, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể để xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu hoặc tịch thu sung công…iêng đối với tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được về nguồn gốc thì đến nay pháp luật vẫn chưa có quy định để xử lý, trong đó không loại trừ tài sản, thu nhập này có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng người có nghĩa vụ kê khai cũng không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp và Nhà nước cũng chưa chứng minh được tài sản này do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có. Ủy ban Tư pháp cho rằng, dự thảo Luật đã bổ sung quy định xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này là cần thiết.
Về phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc, Ủy ban Tư pháp cho rằng, đây là vấn đề mới và phức tạp, quá trình thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau.Ủy ban Tư pháp nhận thấy, đặc điểm xã hội nước ta là người dân (trong đó có cán bộ, công chức) có truyền thống tích lũy, tiết kiệm, tặng cho, thừa kế trong gia đình; tài sản của cán bộ, công chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau ngoài thu nhập từ lương, trong khi Nhà nước chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội, pháp luật hiện hành cũng chưa quy định buộc người dân phải chứng minh nguồn gốc hình thành số tiền để mua tài sản, nhất là những tài sản có giá trị lớn; chưa quy định đánh thuế đối với tài sản....
Do vậy, việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản nói chung là vấn đề rất phức tạp.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Nhà nước, do đó không thể mặc nhiên coi tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là tài sản do phạm tội tham nhũng mà có để tịch thu bằng biện pháp hình sự.Mặt khác, theo quy định của Bộ luật Dân sự về căn cứ xác lập quyền sở hữu và quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về nghĩa vụ chứng minh thì cũng không thể coi đó là tài sản của Nhà nước để xác lập quyền sở hữu nhà nước và cũng khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của người thay mặt Nhà nước đứng ra khởi kiện.
Đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên vấn đề xử lý tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc được đặt ra và là vấn đề lớn, có liên quan đến quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của công dân được Hiến định, nên việc xử lý theo phương án nào cần được cân nhắc rất thận trọng, có bước đi phù hợp để vừa đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, vừa bảo đảm quyền cơ bản của công dân.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
08:03' - 31/05/2018
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 31/5, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình và thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Cần thiết phải sửa đổi Luật Giáo dục
19:14' - 30/05/2018
Luật Giáo dục được ban hành từ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), do đó nhiều quy định không còn phù hợp hoặc chưa phản ánh được những nội dung mới về phát triển giáo dục và đào tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường kỷ luật trong xây dựng pháp luật
15:19' - 30/05/2018
Sáng 30/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.