Đàm phán NAFTA: Gậy ông đập lưng ông (Phần 3)
Giới quan sát cho rằng vấn đề của Tổng thống Donald Trump với Mexico dường như bắt nguồn từ thực tế là ông không thể tin rằng Mỹ đang bị thâm hụt thương mại với Mexico và phải đón nhận dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico vào Mỹ.
Chính vì thế, ông đã đưa ra những đề xuất bảo hộ như áp đặt mức thuế điều chỉnh 20% tại biên giới đối với những hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và khởi xướng kế hoạch xây dựng bức tường biên giới giữa hai nước.
Tuy nhiên, do Mỹ và Mexico cùng là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nên những đề xuất đánh thuế điều chỉnh tại biên giới của ông Trump vi phạm các nguyên tắc của WTO về việc không được phân biệt đối xử giữa các nước thành viên.Nói cách khác, việc áp thuế này là không khả thi. Tất nhiên, Mỹ vẫn có thể sử dụng một số biện pháp tiếp cận của WTO để ngăn dòng hàng hóa nhập khẩu ồ ạt từ Mexico, nhưng đồng thời cũng sẽ phải áp dụng biện pháp tương tự với tất cả các nước thành viên khác theo đúng quy định về chống phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại.
Để biện minh cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ, Mỹ sẽ phải chứng minh mối liên hệ giữa việc tăng nhập khẩu với những tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Hơn nữa, Mỹ sẽ bị các nhà xuất khẩu ở tất cả các quốc gia thành viên khác kiện đòi bồi thường do việc sử dụng các biện pháp tự vệ như vậy. Lâu nay, nước Mỹ rất biết cách xoay sở để tăng thuế mà không vi phạm quy định về phân biệt đối xử miễn là mức thuế được đưa ra không vượt quá cái gọi là “tỷ lệ ràng buộc” 3,5% (các nước thành viên WTO cam kết không tăng thuế vượt quá giới hạn quy định này).Thế nhưng mức thuế mà Tổng thống Trump đề xuất lên tới 20%, cao hơn quá nhiều so với giới hạn đề ra. Vì thế, nếu Mỹ vẫn khăng khăng giữ tỷ lệ này, Mexico sẽ có quyền kiện Mỹ lên tòa án giải quyết tranh chấp của WTO và được phép áp dụng các biện pháp đáp trả nếu tòa án ra phán quyết bất lợi cho Mỹ.
Khi Mỹ áp mức thuế cao hơn, các công ty xuất khẩu của nước này, đặc biệt là những nhà sản xuất các mặt hàng thay thế hoặc các mặt hàng tương tự với hàng nhập khẩu từ Mexico, sẽ được hưởng lợi nhờ tăng thị phần và tăng cạnh tranh về giá thành.Tuy nhiên quyết định này cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất đối với những công ty Mỹ sử dụng hàng hóa và nguyên liệu đầu vào từ Mexico. Khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ phải lấy khoản tiền thu được từ việc tăng thuế ở biên giới để tài trợ cho các dự án và các công ty bị ảnh hưởng bất lợi, đồng thời lấy chính nguồn kinh phí này để xây bức tường ngăn chia biên giới chung.
Có thể nói, đối tượng chịu thiệt nhiều nhất sẽ chính là người tiêu dùng Mỹ. Họ sẽ phải trả số tiền cao hơn cho những hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và những mặt hàng sản xuất trong nước nhưng nhập khẩu nguyên liệu từ Mexico. Đó là chưa kể tới những tác động khác từ việc Mỹ sẽ phải hứng chịu các biện pháp trả đũa sau khi Mexico đệ đơn kiện lên WTO.Tờ "The Hill" mới đây đăng bài phân tích về chính sách thương mại của chính quyền Trump của hai chuyên gia Fredrik Erixon và Hanna Deringer thuộc Trung tâm châu Âu về Kinh tế Chính trị Quốc tế (ECIPE) - trung tâm nghiên cứu có ảnh hưởng tại châu Âu về chính sách thương mại và kinh tế quốc tế. Có vẻ như cách duy nhất đối với Canada và Mexico để cứu vãn thỏa thuận này là mang lại cho Tổng thống Trump điều ông muốn: Mỹ cần thặng dư thương mại lớn với hai nước thành viên còn lại. Tuy nhiên, điều này cho thấy Tổng thống Trump đang đùa với lửa.Khinh rẻ NAFTA có thể làm thỏa mãn một số người có quan điểm bảo hộ trong nước, nhưng không phải là chính sách để có được thành công về kinh tế hay giảm thâm hụt thương mại. Ông Trump đã hiểu sai về NAFTA và về thâm hụt thương mại.
Mỹ có thâm hụt thương mại với Mexico, nhưng Mỹ cũng có thặng dư thương mại với Canada. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico gia tăng, nhưng không phải vì Mexico có quan điểm trọng thương như ông Trump (xuất khẩu là tốt, nhập khẩu là tệ), hay Mexico đang lợi dụng Mỹ, hay Mexico đang có thặng dư thương mại với toàn bộ thế giới.Trên thực tế, Mexico nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và vì vậy có thâm hụt thương mại. Thặng dư thương mại hơn 50 tỷ USD của nước này với Mỹ không phản ánh thực chất quan hệ Mỹ-Mexico, nó chỉ cho thấy các nước khác hiện xuất khẩu vào Mỹ thông qua các đối tác và công ty khác đặt tại Mexico.
Thứ hai, các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) của Mỹ thực sự cải thiện cân bằng thương mại của nước này. Trong ba FTA mà Mỹ ký kết với các nước khác, có thặng dư thương mại sản xuất (chưa kể đến thặng dư thương mại dịch vụ) có lợi cho Mỹ.Từ năm 2000-2016, cân bằng thương mại của Mỹ với các nước thành viên thuộc FTA, kể cả Mexico, giảm khoảng 30 tỷ USD, trong khi thâm hụt thương mại với các nước ngoài FTA này vẫn bùng nổ.
Mặc dù, có một số yếu tố đằng sau thâm hụt gia tăng của Mỹ với các đối tác ngoài FTA, nhưng điều đơn giản là các FTA mà Mỹ đã ký kết - bao gồm 40% tổng thương mại của Mỹ - đã mở cửa thị trường vì lợi ích của những nhà xuất khẩu Mỹ.
Thâm hụt với các nước đối tác thuộc FTA nhỏ hơn 9 lần so với thâm hụt của Mỹ so với các nước không thuộc các FTA mà Mỹ đã ký kết.
Thứ ba, rời bỏ NAFTA hay các thỏa thuận thương mại khác sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ. Lấy ví dụ như ngành thép, Tổng thống Mỹ đã miễn thuế mới đối với thép cho Mexico và Canada, nhưng nếu rút khỏi NAFTA thì mức thuế của Mỹ với hai nước này lại khác nhau.Theo quy định của WTO, Mexico có thể được áp mức thuế cao hơn so với Mỹ đối với mặt hàng thép. Vậy Mỹ không thể giải quyết vấn đề cân bằng thương mại trong ngành sản xuất thép. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy Mỹ đã có một số năm có thặng dư thương mại với các nước thành viên NAFTA khi xuất khẩu thép đến các thị trường của họ.
Gần 90% thép xuất khẩu của Mỹ tới Canada và Mexico. Nếu Mỹ rời khỏi NAFTA và tất cả 3 nước này đều tăng hàng rào bảo hộ đối với thép, Mỹ tự nhiên phá hủy những lợi thế về thặng dư thương mại của Mỹ theo khuôn khổ NAFTA liên quan mặt hàng này.
Tình huống xấu hơn là khả năng cạnh tranh của Mỹ trên toàn cầu sẽ giảm xuống. Các nhà sản xuất ở 3 nước thành viên NAFTA phụ thuộc vào chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu, do đó, khi quan hệ thương mại giữa ba nước này bị biến dạng, điều đó có nghĩa rằng giá thành sản phẩm của họ sẽ tăng lên và khả năng cạnh tranh của họ sẽ đi xuống.Tác động là rất rõ ràng, Mỹ sẽ xuất khẩu sang các nước khác ít đi, đồng thời phải thay thế một số sản phẩm nội địa bằng cách nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới.
Tổng thống Trump có thể thành công trong chiến dịch vận động tranh cử với luận điệu sẽ kéo nước Mỹ ra khỏi các thỏa thuận thương mại "tồi tệ". Có lẽ điều đó chỉ đưa đến thất bại cho ông, cái giá phải trả sẽ đè nặng lên vai những nhà xuất khẩu và người công nhân Mỹ.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vòng đàm phán NAFTA sắp tới có thể diễn ra vào đầu tháng 4
11:13' - 14/03/2018
Vòng đàm phán tiếp theo về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Canada, Mexico, và Mỹ có thể sẽ diễn ra vào ngày 8/4 tới tại thủ đô Washington (Mỹ).
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA sụp đổ, nền kinh tế Canada chỉ chịu tác động nhẹ
07:22' - 12/03/2018
Một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế của Canada nhận định nền kinh tế của Canada sẽ chỉ chịu một tác động nhẹ nếu Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) chấm dứt.
-
Kinh tế Thế giới
Các CEO Mỹ không quá lo lắng về viễn cảnh NAFTA đổ vỡ
15:41' - 28/02/2018
Các Giám đốc điều hành (CEO) của Mỹ đang sử dụng các từ như “vị trí thuận lợi” và “có thể quản lý được” khi mô tả về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ.
-
Kinh tế Thế giới
Quy tắc xuất xứ - vấn đề gai góc trong tái đàm phán NAFTA
08:05' - 27/02/2018
Tại vòng 6 tái đàm phán NAFTA, phía Mỹ đã bác bỏ các để xuất của Canada trong việc đánh giá lại hàm lượng nội địa ô tô, trong đó tính thêm các chi phí về kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này