Đàm phán RCEP: Dỡ 80% thuế hàng nhập khẩu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã vướng vào vấn đề giảm thuế cho hàng hóa nhập khẩu cho đến nay.
Tại cuộc họp vừa qua, các bộ trưởng nhất trí rằng, một khi RCEP có hiệu lực, 65% hàng hóa nhập khẩu sẽ được miễn thuế và trong vòng 10 năm, con số này sẽ được nâng lên 80%, và các chi tiết sẽ được bàn bạc trong vài tuần tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp của các bộ trưởng thương mại 16 nước nói trên, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia Mustapa Mohamed, nói vấn đề lớn nhất là mức giảm thuế quan vừa được giải quyết và ông cho đây là một bước tiến lớn.
Mục tiêu là hoàn tất đàm phán RCEP vào cuối năm nay, nhưng có một số vấn đề kỹ thuật sẽ cần được giải quyết trong năm 2016. Một trong những vấn đề trong quá trình đàm phán là một số nước không có hiệp định thương mại song phương như Nhật Bản và Trung Quốc hay Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông bày tỏ hy vọng, trong thời gian diễn ra cuộc họp của Ủy ban đàm phán thương mại, dự kiến trong các ngày 12-16/10 tại Busan (Hàn Quốc), các nước có thể trao đổi các yêu cầu và đề xuất, và một thỏa thuận sẽ đạt được vào giữa năm 2016.
Cũng tại hội nghị, các bộ trưởng đã đánh giá cao những tiến bộ đạt được sau chín vòng đàm phán kể từ khi RCEP được khởi động vào tháng 10/2012, đặc biệt là một số đột phá đã được thực hiện để giải quyết một số vấn đề quan trọng. Các bộ trưởng cũng ghi nhận nền kinh tế của các nước tham gia RCEP tiếp tục tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có xu hướng "giảm tốc".
Riêng trong năm 2014, tổng sản lượng của các nền kinh tế RCEP đạt 22.700 tỷ USD, chiếm khoảng 29,3% tổng sản lượng thế giới. Dòng thương mại và đầu tư đổ vào nền kinh tế RCEP cũng vẫn duy trì mạnh mẽ.
Trong năm ngoái, tổng thương mại của các nền kinh tế RCEP lên tới 10.800 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng thương mại toàn cầu. Trong khi đó, tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI vào các nước RCEP đạt 366,3 tỷ USD, chiếm 29,8% dòng vốn FDI toàn cầu.
Với cam kết về thuế nhập khẩu đạt được tại hội nghị lần này, các bộ trưởng cho rằng các bên cần sớm tiến hành các cuộc đàm phán thực chất về tiếp cận thị trường và cần đẩy nhanh việc soạn thảo về các chương mục khác nhau của hiệp định.
Các bộ trưởng cho rằng Ủy ban Đàm phán thương mại RCEP cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được một thỏa thuận cân bằng, kỹ lưỡng có tính đến từng trường hợp cũng như sự đa dạng của các nước tham gia RCEP, bao gồm từ những nước phát triển nhất cho đến những nước kém phát triển nhất trong khu vực.
RCEP gồm 10 nước thành viên ASEAN và sáu nước đối tác, chiếm 30% GDP của thế giới và chiếm khoảng gần 50% dân số toàn cầu. Các nước tham gia RCEP chiếm 30% GDP của thế giới và chiếm khoảng gần 50% dân số toàn cầu. Giới phân tích nhận định một khi đàm phán thành công sẽ giúp thúc đẩy mạnh tăng trưởng thương mại và đầu tư trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thành lập 6 nhóm công tác tài chính và tiền tệ
15:59'
Ngày 31/3, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết, các nước trong khu vực đã nhất trí thành lập 6 nhóm công tác về tài chính và tiền tệ.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thảo luận các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ
15:10'
Ngày 30/3, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM) đã thảo luận thảo luận về các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của truyền thông Mỹ với các thỏa thuận thương mại khoáng sản với Nhật Bản
09:53'
Thỏa thuận mới về thương mại khoáng sản giữa Mỹ và Nhật Bản có thể tạo điều kiện để các công ty có lịch sử về yếu kém trong vấn đề bảo vệ môi trường được hưởng lợi từ các mức ưu đãi thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh thông báo gia nhập CPTPP
09:30'
Anh sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - thỏa thuận thương mại lớn nhất mà Anh tham gia sau khi rời Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cắt giảm thủ tục hải quan cho du khách quốc tế
09:18'
Từ đầu tháng 5 tới, Hàn Quốc sẽ không yêu cầu hành khách nhập cảnh, bao gồm cả người Hàn Quốc và người nước ngoài, điền vào các mẫu đơn hải quan nếu không mang theo hàng hóa chịu thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc cải thiện tích cực trong tháng Ba
16:13' - 30/03/2023
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam, ngày 30/3, Thủ tướng Lý Cường cho biết trong tháng Ba, tình hình kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện so với hai tháng đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác tài chính ASEAN+3
15:14' - 30/03/2023
Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU đẩy mạnh hợp tác về thuế biên giới carbon mới
10:03' - 30/03/2023
Anh và EU đang tăng cường phối hợp nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phản ứng với chương trình trợ cấp xanh khổng lồ của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đang ấm dần lên.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.