Đàm phán thương mại Nhật-Hàn quay lại vạch xuất phát?
Điều này đã dẫn đến một quan điểm phổ biến trong Chính phủ Nhật Bản rằng các cuộc đàm phán giữa hai nước đang quay lại vạch xuất phát.
Ngày 4/7/2020 là thời điểm đánh dấu một năm kể từ khi Chính phủ Nhật Bản siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu đối với ba nguyên liệu chiến lược sang Hàn Quốc. Cho đến nay, các cuộc đàm phán giữa hai nước vẫn rất bế tắc.
Tại một cuộc họp báo hôm 3/7, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã bày tỏ sự không hài lòng trước việc Hàn Quốc nộp đơn khiếu kiện lên WTO khi nói rằng: “Chúng tôi đã tổ chức hàng loạt các cuộc đối thoại để giải quyết vấn đề này. Việc Hàn Quốc nộp đơn khiếu kiện là rất đáng tiếc”.
Trước đó, Hàn Quốc đã đệ đơn khiếu kiện Nhật Bản lên WTO vào tháng 9/2019, nhưng Seoul đã đình chỉ quá trình này vào tháng 11/2019 để tìm cách giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Vào tháng 12/2019, các quan chức thương mại Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức đối thoại chính sách lần đầu tiên sau 3 năm rưỡi để thảo luận việc Tokyo siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu ba nguyên liệu chiến lược.
Phản ứng trước việc Hàn Quốc tái khởi kiện Nhật Bản lên WTO vào tháng 6/2020, một quan chức cấp cao của Nhật Bản cho biết, “chúng tôi đã quay lại điểm mà chúng tôi đã bắt đầu”.
Các tranh cãi gia tăng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc bắt nguồn từ vấn đề lịch sử. Tháng 12/2018, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã yêu cầu một công ty Nhật Bản bồi thường cho các lao động nước này bị ép buộc phải làm việc cho công ty này trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Nhật Bản đã phản đối phán quyết đó và yêu cầu Seoul phải giải quyết vấn đề này, nhưng cho đến nay, Seoul vẫn chưa đưa ra một giải pháp nào mà Nhật Bản có thể chấp nhận.
Chính phủ Nhật Bản đã siết chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu ba nguyên liệu chiến lược với lý do lo ngại về an ninh, nhưng Tokyo cũng muốn truyền đạt tới Seoul rằng nước này quan ngại như thế nào đối với vấn đề lao động cưỡng ép.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa hai nước về vấn đề này vẫn đang bế tắc, có những lo ngại về tác động của vấn đề này đối với các nhà sản xuất Nhật Bản khi Hàn Quốc đang thúc đẩy sản xuất các mặt hàng liên quan đến bán dẫn ở trong nước.
Giám đốc điều hành của một công ty Nhật Bản nói: “Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn có thể duy trì khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng tôi không thể biết được (điều gì sẽ xảy ra), vì vậy chúng tôi không khỏi lo lắng”.
Kết quả điều tra do Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc thực hiện vào cuối tháng Sáu cho thấy năm 2019, có 23,5% trong số 149 công ty Hàn Quốc đã gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu và phụ tùng từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc, bao gồm Samsung Electronics Co. và SK Hynix Inc., cho biết, họ không bị thiệt hại - chẳng hạn như đình chỉ sản xuất tại các nhà máy - do việc Nhật Bản siết chặt kiểm soát xuất khẩu, bởi họ có đủ nguyên liệu dự trữ để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang cố gắng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và phụ tùng nhập khẩu thay thế, đồng thời thúc đẩy sản xuất các mặt hàng này ở trong nước như một phần trong nỗ lực thúc đẩy chính sách “thoát Nhật”.
Theo hãng tin Yonhap, trong 5 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc đã nhập khẩu 8,721 triệu USD chất cản màu - một trong ba nguyên liệu chiến lược mà Nhật Bản đã siết chặt quản lý xuất khẩu - từ Bỉ, cao gấp khoảng 18 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong giai đoạn này, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Bỉ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 0,4% lên 5,8%. Các nhà quan sát cho rằng có vẻ như rất khó để Hàn Quốc có thể sản xuất một số mặt hàng ở trong nước.
Hôm 17/6, SK Materials thông báo họ đã bắt đầu sản xuất đại trà khí hydrogen fluoride với độ tinh khiết 99,999%, được sử dụng để làm sạch chất bán dẫn.
Tuy nhiên, công ty này vẫn phải tiếp tục dựa vào nguồn cung từ Nhật Bản, bởi chất bán dẫn hiệu suất cao phải được làm sạch bằng khí hydrogen fluoride do Nhật Bản sản xuất vốn có độ tinh khiết cao hơn, nếu không có nguy cơ gặp lỗi trong xử lý tín hiệu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khả năng Nhật Bản siết chặt xuất khẩu sang Hàn Quốc
16:02' - 30/06/2020
Nhật Bản có thể áp đặt những hạn chế xuất khẩu mới với Hàn Quốc nhằm đáp trả vụ kiện lên WTO và việc Seoul tịch thu các tài sản của một tập đoàn Nhật Bản liên quan đến lao động cưỡng bức thời chiến.
-
DN cần biết
Nhật Bản bác đề xuất lập hội đồng giải quyết tranh chấp thương mại với Hàn Quốc tại WTO
11:26' - 30/06/2020
Nhật Bản đã bác đề xuất của Hàn Quốc thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với các quy định của Tokyo siết chặt kiểm soát xuất khẩu các vật liệu bán dẫn.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu từ Hàn Quốc
13:41' - 29/06/2020
Chính phủ Nhật Bản ngày 29/6 cho biết nước này đang mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hợp chất hóa học kali cacbonat nhập khẩu từ Hàn Quốc.
-
Ô tô xe máy
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản kinh doanh ảm đạm tại Hàn Quốc
14:16' - 28/06/2020
Các nguồn thạo tin ngày 28/6 cho biết các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang phải chịu một cuộc khủng hoảng kéo dài ở Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh
17:30'
Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch với tốc độ ngày càng nhanh và được coi là quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng sạch ở Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thúc đẩy sử dụng mã QR toàn ASEAN
15:44'
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) đã kêu gọi tất cả các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua mã QR toàn ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản đánh giá kinh tế phục hồi nhẹ
18:30' - 22/03/2023
Trong báo cáo kinh tế tháng 3 công bố ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản đánh giá nền kinh tế nước này đang phục hồi nhẹ, song duy trì cảnh báo những bất ổn trên thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đặt mục tiêu thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu Đông Nam Á
15:10' - 22/03/2023
Theo Bộ trưởng Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia, nước này có tiềm năng trở thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu được các công ty công nghệ nước ngoài lựa chọn tại khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Pháp thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ
14:48' - 22/03/2023
Ngày 21/3, với 402 phiếu thuận và 130 phiếu chống, Hạ viện Pháp đã thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề
13:29' - 22/03/2023
Ngày 21/3, tại Bắc Kinh, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã khởi động chương trình xúc tiến du lịch, với 10 tuyến du lịch theo chủ đề được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Các ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung Quốc-Nga trước năm 2030
12:47' - 22/03/2023
Ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin Nga đã ra Tuyên bố chung về Kế hoạch phát triển những ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung-Nga trước năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và 7 quốc gia khác được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7
10:50' - 22/03/2023
Chính phủ Nhật Bản dự định mời các nhà lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc G7, trong đó có Việt Nam, tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU lục soát một công ty lớn sản xuất nước tăng lực tại châu Âu
20:29' - 21/03/2023
Ngày 21/3, EC thông báo một nhóm điều tra chống độc quyền của EU đã kiểm tra cơ sở của một công ty sản xuất nước tăng lực do nghi công ty này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.