Đan Mạch và Đức xây dựng đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Sau hơn 1 thập kỷ lên kế hoạch, việc xây dựng đường hầm Fehmarnbelt bắt đầu năm 2020. Sau vài tháng, một bến cảng tạm thời được hoàn thành bên phía Đan Mạch. Nơi đây sẽ đặt một nhà máy sản xuất các hầm bê tông đúc sẵn để xây dựng đường hầm.
Ông Henrik Vincentsen, Giám đốc điều hành công ty Femern A/S – công ty phụ trách dự án bên phía Đan Mạch, nêu rõ: "Theo kế hoạch, dây chuyền sản xuất những đoạn hầm ngầm đầu tiên sẽ sẵn sàng vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Đến năm 2024, chúng tôi phải sẵn sàng hoàn thiện phần đường hầm đầu tiên".
Đường hầm Fehmarnbelt dài 18km này sẽ là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu, với chi phí xây dựng hơn 7 tỉ euro (7,1 tỉ USD). Nếu so sánh với đường hầm eo biển Manche dài 50km nối Anh và Pháp được hoàn thành năm 1993, đường hầm Fehmarnbelt ngắn hơn và có chi phí chỉ bằng một nửa. Tuy nhiên, công nghệ của Fehmarnbelt là công nghệ đúc sẵn trong khi đường hầm Channel Tunnel sử dụng hệ thống máy đào hầm.
Fehmarnbelt được xây dựng trên Vành đai Fehmarn, một eo biển ngăn cách đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch. Đường hầm này sẽ được sử dụng để thay thế dịch vụ phà Rodby và Puttgarden, vốn phục vụ hàng triệu lượt hành khách mỗi năm.
Thay vì sử dụng phà và phải mất tới 45 phút, người ta sẽ chỉ mất 7 phút nếu đi tàu hỏa và 10 phút nếu đi bằng ô tô qua đường hầm Fehmarnbelt. Đây là hầm đường bộ và đường sắt dưới biển dài nhất thế giới, với 2 đường ô tô 2 làn được ngăn cách bởi lối đi thoát hiểm. Ngoài ra, hầm cũng có 2 đường ray tàu điện chạy ngược chiều nhau.
Giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty Femern A/S, Jens Ole Kaslund cho biết nếu đi tàu từ Copenhagen tới Hamburg sẽ mất khoảng 4 giờ rưỡi, trong khi đi qua đường hầm này (sau khi được hoàn tất) sẽ chỉ mất 2 giờ rưỡi. Ông nói: "Hiện có nhiều người di chuyển bằng đường hàng không giữa 2 thành phố. Tuy nhiên, trong tương lai, việc đi tàu sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc đi lại bằng ô tô cũng sẽ nhanh hơn khoảng 1 giờ vì không phải mất thời gian xếp hàng lên phà".
Theo ông Kaslund, đường hầm này cũng mang lại lợi ích cho tàu hỏa và xe tải chở hàng bởi nó tạo ra tuyến đường bộ nối giữa Thụy Điển và Trung Âu ngắn hơn 160km so với hiện nay.
Năm 2008, Đức và Đan Mạch ký hiệp ước xây dựng đường hầm Fehmarnbelt. Sau đó, hai nước phải mất hơn một thập kỷ mới có thể thông qua các thủ tục pháp lý cần thiết, cũng như những nghiên cứu về tác động tới môi trường và địa kỹ thuật của công trình./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chi tiết kế hoạch xây đường hầm dưới biển để xả thải từ nhà máy điện Fukushima
22:01' - 25/08/2021
Các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) ngày 25/8 đã công bố kế hoạch xây dựng một đường hầm dưới biển để xả hơn 1 triệu tấn nước đã qua xử lý vào đại dương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16'
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đẩy Fed vào thế khó
12:27'
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về nguy cơ suy giảm kinh tế do các chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
BoK: GDP quý I/2025 của Hàn Quốc có thể ở mức âm
10:56'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 17/4 dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Hàn Quốc trong quý I/2025 có thể ở mức âm.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.