Đánh giá của APG đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam
Ngày 5/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã họp nhằm xem xét kết quả đánh giá của Nhóm châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt của Việt Nam tại Báo cáo đánh giá đa phương lần 1 của APG và đề xuất phương án giải trình với Đoàn đánh giá trong giai đoạn tiếp theo. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, đã báo cáo kết quả đánh giá, những phát hiện chính và những hành động APG khuyến nghị được đưa ra tại dự thảo Báo cáo đánh giá đa phương lần 1, nêu những đề xuất, kiến nghị của cơ quan này để cải thiện, nâng hạng kết quả đánh giá đối với các mục tiêu trực tiếp và khuyến nghị có liên quan.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, dự thảo Báo cáo đánh giá đa phương lần 1 của Đoàn đánh giá APG là báo cáo sơ bộ lần đầu, Việt Nam có trách nhiệm phản biện và có cơ hội cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu, hồ sơ... làm cơ sở chuẩn bị cho hội thảo bảo vệ kết quả đánh giá đa phương, trả lời dự thảo Báo cáo lần 2, họp trực tiếp với Đoàn đánh giá APG vào tháng 4/2020 và bảo vệ tại Hội nghị thường niên APG vào tháng 7/2020. Phản hồi Báo cáo lần 1 của Đoàn đánh giá APG là cơ hội cuối cùng đối với Việt Nam.
Ngày 5/3, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc gửi phản hồi của Việt Nam đối với dự thảo Báo cáo đánh giá đa phương lần 1.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất các vấn đề lớn cần tập trung ưu tiên thực hiện từ nay đến khi có dự thảo báo cáo đánh giá của APG lần thứ 2, được gửi cho Việt Nam vào ngày 23/3/2020 và cho đến khi kết quả đánh giá của APG đối với Việt Nam được thông qua tại Hội nghị thường niên của APG, nhằm phản hồi với Đoàn đánh giá và đề xuất nâng mức xếp hạng đánh giá đối với Việt Nam.
Theo đó, tiếp tục duy trì cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành với Ngân hàng Nhà nước; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, nội dung để trình cấp có thẩm quyền, ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan trong tổ chức triển khai phối hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, lộ trình đề ra, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục khẩn trương, quyết liệt thực hiện và xử lý đầy đủ, đúng hạn các chỉ đạo liên quan, các đề xuất, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách cần triển khai ngay, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, lựa chọn các trường hợp điển hình liên quan đến rửa tiền, ma túy, tham ô, cờ bạc, gian lận được xác định có rủi ro rửa tiền cao, cung cấp thông tin số liệu vụ việc, bằng chứng chứng minh Việt Nam ưu tiên thực hiện chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố, việc áp dụng các biện pháp thay thế khác nhằm ngăn chặn các hoạt động tài trợ khủng bố trong khi thực tế không thể xét xử về tội tài trợ khủng bố.
Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan tố tụng trong quá trình tố tụng phải chú ý thu hồi tài sản do phạm tội mà có, nhất là các vụ án liên quan đến tham nhũng, buôn lậu, các dấu hiệu của tội rửa tiền, tài trợ khủng bố, phải truy thu, hạn chế tác động xấu.
Bộ Công an cập nhật kết quả triển khai kế hoạch hành động sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố tại Bộ, chứng minh việc đã thực hiện điều tra tài chính song song trong các vụ việc khủng bố.
Viện kiểm sát tối cao tổng hợp, cung cấp thông tin số liệu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án năm 2019 liên quan đến 17 tội danh đã được nêu trong Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Bộ Tài chính cập nhật, cung cấp số liệu về trốn thuế, xử lý tịch thu tiền, tài sản, công cụ chuyển nhượng xuyên biên giới theo yêu cầu của Đoàn đánh giá APG và một số vụ việc điển hình trong việc hợp tác quốc tế với cơ quan thanh tra, giám sát nước ngoài trong lĩnh vực casino, chứng khoán…
Phó Thủ tướng cũng nhắc Bộ Tư pháp tổng hợp thông tin kết quả về công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực hoạt động của luật sư, công chứng năm 2019, công tác thi hành án với các nhóm tội xác định có rủi ro rửa tiền cao, tỷ lệ thu hồi tài sản của một số vụ việc, nhất là vụ việc thu hồi tài sản từ bên thứ 3, nhóm tội danh tham nhũng ở Việt Nam, nêu các biện pháp để cải tiến hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong thời gian gần đây.
Lưu ý các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai Kế hoạch hành động giải quyết rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 – 2020; Kế hoạch hành động được ban hành kèm theo Báo cáo đánh giá rủi ro đối với pháp nhân, Báo cáo đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố đối với các tổ chức phi lợi nhuận (NGO), Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật kết quả này cho Ngân hàng Nhà nước để chứng minh với Đoàn đánh giá về những nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện tính hiệu quả của cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, làm căn cứ lập luận phản biện tại dự thảo Báo cáo lần 2.
Cùng với đó, tiếp tục rà soát kết quả đánh giá nghiên cứu để xây dựng bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.
“Một mặt, chúng ta phải tập trung thông tin để chứng minh Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, nhưng đồng thời cũng thấy được quyết tâm của nhà nước đối với vấn đề này, cả về thể chế, thực thi pháp luật và thực hiện các khuyến cáo. Triển vọng tới đây sẽ tốt hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA: Các giải pháp cần thiết cho vấn đề phòng vệ thương mại
21:02' - 04/03/2020
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái-Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) quanh vấn đề phòng vệ thương mại khi EVFTA có hiệu lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Hội đồng lương quốc gia
20:40' - 04/03/2020
Chiều 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng lương quốc gia đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng để thảo luận thống nhất triển khai lộ trình cải cách tiền lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
18:55' - 04/03/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.