Đánh giá cuối kỳ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn VI
Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VI với thời gian thực hiện 16 tháng, từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2017.
Sau 16 tháng triển khai, về cơ bản, hai bên đã thực hiện tốt Kế hoạch hành động giai đoạn VI. Đến nay, 28 cuộc đối thoại chính sách giữa các cơ quan có liên quan của Việt Nam với phía Nhật Bản đã được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận về nội dung kế hoạch hành động. Nhiều khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng của phía Nhật Bản đã được các Bộ, ngành liên quan tiếp thu hoặc ghi nhận, tiếp tục nghiên cứu để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cũng như việc tổ chức thực thi.
Trải qua hơn 14 năm thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, có thể nói rằng về cơ bản, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được các mục tiêu đề ra.
Phát biểu tại Cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành phía Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào thành công của cả 6 giai đoạn trong suốt 14 năm qua. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng môi trường điều kiện kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư Việt Nam nói chung và của Nhật Bản nói riêng cũng như mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản; đồng thời, cũng là kênh thông tin hữu hiệu để các cơ quan của Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực thi chính sách pháp luật.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn cùng hợp tác với Nhật Bản để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, độc lập hơn và có thể kết nối với thế giới trên nền tảng mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á giữa 2 nước, đặc biệt với vai trò quan trọng của Nhật Bản trong Hiệp định đối tác tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương.
Ngài Kunio Umeda, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện một cách chắc chắn chính sách về phát triển công nghiệp chung và dài hạn, các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát và nhập siêu. “Tôi thấy rằng, Chính phủ Việt Nam cần có những hoạch định về mặt chính sách; đồng thời, thực hiện một cách hiệu quả các chính sách đã hoạch định. Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác tích cực cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thông tin về các chính sách còn hiệu lực trong các ngành sản xuất, ngành công nghiệp, đó là yếu tố vô cùng quan trọng với doanh nghiệp Nhật Bản để họ quyết định đầu tư. Đây cũng được coi là một trong những nội dung được xem xét nhằm phát triển hơn nữa nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới và những nội dung này sẽ được đưa vào nội dung sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII và chúng tôi cũng sẽ nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam”, ngài Kunio Umeda nhấn mạnh.
Theo kết quả đánh giá của Ủy ban Hỗn hợp đánh giá cuối kỳ Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản , trong tổng số 32 hạng mục nêu tại kế hoạch hành động giai đoạn VI, đã có 26 hạng mục triển khai tốt hoặc đang được triển khai và chỉ có 6 hạng mục chưa triển khai. Trong số 26 hạng mục nêu trên, 19 hạng mục đã triển khai tốt và đúng tiến độ; 7 hạng mục đang triển khai nhưng chậm tiến độ.
Các hạng mục hoàn thành tốt gồm các vấn đề liên quan đến dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ logistics – vận tải, lao động. 7 hạng mục đang triển khai nhưng chậm tiến độ liên quan đến các nhóm vấn đề về lao động; những quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai và pháp luật khác liên quan đến đầu tư, kinh doanh; ngành phân phối dược phẩm.
Còn 6 hạng mục chưa triển khai liên quan đến vấn đề tiền lương, những quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai với pháp luật khác liên quan đến đầu tư, kinh doanh; ngành phân phối dược phẩm. Các hạng mục này sẽ tiếp tục được hai bên thảo luận trong thời gian tới.
Trên cơ sở kết quả đạt được trong thời gian qua, hai bên thống nhất về nguyên tắc sẽ tiếp tục hợp tác, triển khai giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản với phương pháp tiếp cận, cách thức triển khai mới phù hợp với thực tế. Bên cạnh các nhóm vấn đề về doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, giai đoạn VII cần đề cập tới những vấn đề vĩ mô gắn với những khuyến nghị chính sách lớn, khả thi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, đẩy mạnh hơn nữa đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 quốc gia./.
- Từ khóa :
- việt nam
- nhật bản
- sáng kiến
- kinh doanh
- kinh tế
- doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản là điểm đến đầu tư hấp dẫn
16:39' - 06/12/2017
JETRO tổ chức Họp báo với chủ đề “Tại sao Nhật Bản là điểm đến đầu tư hấp dẫn” nhằm cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Nhật Bản thông qua nghị quyết lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
13:21' - 04/12/2017
Nghị quyết trên mô tả vụ phóng ICBM của Triều Tiên "thể hiện ý định của nước này tiếp tục phát triển hạt nhân và tên lửa và thách thức an ninh khu vực, trong đó có Nhật Bản".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng
17:23'
Ngày 19/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phát động Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân hàng hóa qua cảng biển chưa lấy lại đà tăng trưởng cao
17:10'
Theo thống kê mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 7/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trên cả nước đạt 62,9 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cựu Đại sứ đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản
16:13'
Chiều nay, 19/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cựu Đại sứ đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản, ông Sugi Ryotaro.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cần mở rộng cao tốc từ Tp. Hồ Chí Minh xuống Mỹ Thuận?
16:02'
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải về thông tin 2 tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và đề xuất đầu tư mở rộng hai cao tốc này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nêu lý do chuyển khoảng 650 km quốc lộ thành đường địa phương
15:38'
Việc rà soát 650 km đường quốc lộ chuyển thành đường địa phương chính là việc triển khai các nội dung trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu chế tài xử lý xe không đăng ký ETC tiến tới bỏ barrie tại các trạm thu phí
15:20'
Khi các biện pháp phạt nguội, trả tiền sau đã được áp dụng, về lâu dài sẽ nghiên cứu bỏ thanh chắn barie tại trạm thu phí để phương tiện có thể lưu thông nhanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn
15:12'
Hiện, nhiều mô hình kinh doanh tuần hoàn đã được vận hành và đem lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn chưa có tính hệ thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác giá trị từ nông nghiệp hữu cơ
14:55'
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, với sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp, nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển và mở rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Đề xuất xây tổ hợp lọc hóa dầu của PVN là ý tưởng tốt
14:52'
Xung quanh đề xuất xây tổ hợp lọc hóa dầu và kho dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu quy mô hơn 18 tỷ USD, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam.