Đánh giá đầy đủ tác động chính sách tiền lương mới với các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, chính sách lương về mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, do đó không còn căn cứ để thực hiện điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội khác.
Tiền lương đối với nhóm đối tượng do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành và sẽ làm tăng phần chi phí ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm xã hội. Khi thực hiện chế độ tiền lương mới, cũng sẽ phát sinh chênh lệch khá lớn giữa lương hưu của người nghỉ trước và sau ngày 1/7/2024.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho biết, khoản 12 Điều 4 có quy định về mức tham chiếu để thay cho mức lương cơ sở đang là một căn cứ để tính bảo hiểm hiện nay và theo đó, mức tham chiếu do Chính phủ quy định để tính mức đóng, mức hưởng chế độ bảo hiểm và mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, của Quỹ bảo hiểm xã hội. Quy định như vậy rất kịp thời và đồng bộ với việc chúng ta dự kiến cải cách tiền lương vào tháng Bảy tới đây và một số yêu cầu về mức tham chiếu được đưa ra trên chỉ số giá tiêu dùng tăng trưởng kinh tế cũng rất phù hợp.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người hưởng các chế độ bảo hiểm, nên xem xét quy định trong luật định kỳ thời gian để điều chỉnh mức tham chiếu. Ví dụ, như chu kỳ hằng năm hoặc chu kỳ 2 năm một lần. Việc quy định kỳ điều chỉnh mức tham chiếu sẽ nâng cao tính trách nhiệm của các cơ quan và đảm bảo xem xét quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người được thụ hưởng thường xuyên, kịp thời. Khi đến hạn định kỳ điều chỉnh, xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Theo đại biểu Trần Thị Thu Phước (Kon Tum), cần có sự đánh giá một cách toàn diện và kỹ càng hơn về mức tham chiếu, vì sau cải cách tiền lương thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2024 trở đi đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đều tăng.
Phân tích về quy định này, đại biểu Trần Thị Khánh Thu (Thái Bình) cho rằng, chưa đánh giá tác động đối với các mức tham chiếu như thế nào để thực hiện khi cải cách tiền lương là chưa thật sự đầy đủ, chưa có căn cứ để các đơn vị sự nghiệp tự chủ có thể áp dụng.
“Trong khi giá dịch vụ y tế hay học phí thì chưa được điều chỉnh phù hợp với các luật hiện hành đã ban hành, cũng như dự kiến của Luật Bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, chúng tôi đề nghị cần thiết phải có thời gian và có đánh giá tác động đối với cả lĩnh vực này”, đại biểu Khánh Thu nói.Quan tâm về vấn đề này, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) nêu quan điểm, dự thảo luật quy định, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là "tiền lương tháng theo bảng lương do nhà nước quy định”. Tuy nhiên, hiện tại chế độ tiền lương mới đang được xây dựng dựa trên cơ sở vị trí việc làm chưa được ban hành.
“Để tính mức đóng, mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, cần một mức tiền lương cố định làm cơ sở tính toán. Mức tham chiếu là chỉ sự thay đổi, sẽ khó áp dụng hay xác định dự toán kế hoạch về bảo hiểm xã hội trung hạn. Bên cạnh đó, báo cáo chưa làm rõ nguyên tắc xác định mức tham chiếu, việc xây dựng mức tham chiếu được thực hiện như thế nào”, đại biểu chỉ rõ.
Nữ đại biểu tỉnh Hà Tĩnh cho hay, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội là vấn đề quan trọng được các đối tượng tham gia quan tâm trước tiên. “Khi cơ sở tính toán chưa được triển khai thì bảo hiểm xã hội liệu có khả thi?”, đặt vấn đề này, đại biểu đề nghị cần cân nhắc lại việc Luật Bảo hiểm xã hội được thông qua trước bảng lương do Nhà nước ban hành.
Còn theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu), hầu hết các quy định trong dự thảo luật đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách tiền lương, vì đây là căn cứ để thu, chi và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.
Qua nghiên cứu các báo cáo trình thời gian qua, đại biểu nhận thấy trong báo cáo giải trình tiếp thu của Chính phủ nội dung này cũng chưa thống nhất. Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, đánh giá việc chuẩn bị chính sách này còn nhiều bất cập. Cho đến nay chưa có báo cáo đánh giá đầy đủ tác động chính sách gửi đến đại biểu Quốc hội theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bởi vì, thực chất chính sách này mới phát sinh từ ngày 23/5/2024. Việc sử dụng cũng như chính sách liên quan đến Quỹ bảo hiểm xã hội là vấn đề rất lớn, nên việc thay đổi chính sách này không thể không lấy ý kiến rộng rãi người lao động trong bối cảnh cải cách tiền lương “vì bình thì cũ nhưng rượu thì mới”.
“Cho rằng việc giữ nguyên Điều 62, Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hiện nay chuyển sang Điều 76, Điều 77 dự thảo mới thì không có tác động là hoàn toàn không chính xác, vì tiền lương đã có sự thay đổi căn bản từ 1/7/2024 và không rõ mức tham chiếu sẽ được xây dựng và tổ chức thực hiện như thế nào, mặt khác lại còn phát sinh chênh lệch giữa người nghỉ lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024”, đại biểu này phân tích. Bên cạnh đó, bà cho rằng, chính sách bảo hiểm xã hội còn là sự chia sẻ giữa các thế hệ, không chỉ là nguyên tắc đóng, hưởng của mỗi cá nhân. Do đó, người đang làm việc bảo hiểm xã hội hôm nay sẽ có tác động đến lương hưu của người đã nghỉ hưu. Sự chia sẻ giữa các thế hệ cần phải được quan tâm trong quá trình cải cách tiền lương để người làm việc và người nghỉ hưu không có khoảng cách quá xa về tiền lương hưu, cũng như thu nhập theo quan điểm của Nghị quyết 28. Bà kiến nghị vấn đề này cần phải có đánh giá tác động và nghiên cứu thấu đáo. Nhiều đại biểu đề nghị xem xét thông qua dự án luật này tại Kỳ họp thứ 8, để có thêm thời gian đánh giá sự ổn định cũng như đánh giá tác động thực tế của các chính sách cải cách tiền lương đối với chính sách bảo hiểm xã hội và các dự án luật liên quan. Luật chỉ nên ban hành khi đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, quyền lợi của người lao động trên cơ sở nguyên tắc đóng hưởng. Một đạo luật tốt sẽ tạo ra sự an tâm cho người dân, người lao động và vấn đề kinh tế, xã hội, bảo đảm tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ. “Quốc hội cần lùi thời điểm xem xét thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sang Kỳ họp thứ 8 để đảm bảo đánh giá đầy đủ tác động chính sách tiền lương mới đối với các quy định của Luật và lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động là đông đảo người lao động. Chúng ta không thể quyết định chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động dựa trên tiền của người lao động và người sử dụng lao động đóng góp trực tiếp, mà bản thân họ lại không được tham gia ý kiến”, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị. Theo bà Ma Thị Thúy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo Chính phủ thực hiện đầy đủ việc lấy ý kiến người lao động để bảo đảm chính sách nghiên cứu khi ban hành được khả thi, hiệu quả với chính sách tốt hơn, tiến bộ hơn so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ hơn các quy định chế độ bảo hiểm với người lao động nghỉ thai sản, ốm đau
16:17' - 27/05/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dành cả ngày 27/5 để thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc thêm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
13:52' - 27/05/2024
Trong phiên làm việc buổi sáng, một số đại biểu tham gia thảo luận về việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc quyền lợi người lao động khi xây dựng quy định rút bảo hiểm xã hội
13:45' - 27/05/2024
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến cũng như những trăn trở, băn khoăn của một số đại biểu về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.