Làm rõ hơn các quy định chế độ bảo hiểm với người lao động nghỉ thai sản, ốm đau
Trong phiên thảo luận, một số đại biểu tham gia thảo luận về chế độ bảo hiểm đối với người lao động nghỉ thai sản, ốm đau.
*Làm rõ quy định về chế độ trợ cấp ốm đauVề thời gian hưởng chế độ ốm đau tại Điều 44 của dự thảo Luật, Khoản 2 quy định hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại Khoản 1 của Điều này mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
Đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái) kiến nghị Ban soạn thảo quy định rõ “mức thấp hơn” như thế nào. Bởi tại Khoản 1, Điều 44 đã quy định cứng là 2 mức người lao động được hưởng chế độ ốm đau và đồng thời tại Khoản 2, Điều 46 cũng quy định cứng 3 mức được hưởng là 50, 55 và 60% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động ốm đau.
Do vậy, theo đại biểu, nếu quy định mức thấp hơn mức so với Khoản 1, Điều 44 hoặc Khoản 2, Điều 46 thì cần phải được quy định cụ thể mức đó là bao nhiêu để cơ quan thực thi luật không bị lúng túng và vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Về mức hưởng chế độ ốm đau tại Điều 46, khoản 5 quy định mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày tính bằng một nửa mức trợ cấp ốm đau một ngày khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ dưới nửa ngày được tính là nửa ngày, từ nửa ngày trở lên sẽ được tính là 1 ngày. Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) đề nghị cần có quy định cụ thể cách xác định thời gian nửa ngày để tính hưởng chế độ ốm đau và làm việc theo quy định của pháp luật về lao động hay tính theo 24 giờ, đặc biệt đối với trường hợp người lao động làm việc theo chế độ 12 giờ trên một ca. Đại biểu Nguyễn Tri Thức (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, tại Điều 47 của dự thảo Luật về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau có những từ ngữ vẫn chưa rõ ràng như: nghỉ 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa hồi phục, 7 ngày đối với người chưa hồi phục sau thời gian phẫu thuật… Đại biểu đánh giá quy định này vẫn còn mơ hồ, nên để cho các nhà chuyên môn có quyết định theo từng trường hợp cụ thể. Tại Điều 53, đối với việc khám thai, đại biểu Nguyễn Tri Thức cho rằng nên chia ra thành 2 nhóm là thai bình thường và thai bệnh lý và tại Điều 54, chưa có cơ sở phân chia tuổi thai. Do vậy, đại biểu Nguyễn Tri Thức đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại hai điều này. Tại mục 1, khoản c, Điều 74 quy định đối tượng được rút bảo hiểm xã hội một lần là người đang mắc một trong những bệnh: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, lao nặng, AIDS. Đại biểu Nguyễn Tri Thức đề nghị bỏ khoản này vì có một số bệnh có thể điều trị được dứt điểm và người lao động có thể quay lại lao động bình thường. Đại biểu Nguyễn Tri Thức cũng cho biết, những khái niệm trên chưa cập nhật kiến thức y khoa, nếu đưa vào Luật là không phù hợp. Do vậy, đại biểu Nguyễn Tri Thức đề nghị bỏ khoản này và đối với từng trường hợp nên xác định khả năng lao động và khả năng lao động do Hội đồng giám định y khoa xác định. * Đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt cho phụ nữ lao độngVề thời gian nghỉ việc hưởng chế độ sinh tại Điều 55, khoản 3 quy định nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì người mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết là quá ít. Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đề nghị dự thảo luật cần nâng mức thời gian mẹ được nghỉ việc từ 2 tháng lên 3 tháng nếu con từ 2 tháng trở lên bị chết, để đảm bảo sức khỏe, quyền lợi lao động của nữ khi sinh con.
Cùng thảo luận về điều kiện hưởng chế độ thai sản, đại biểu Đỗ Đức Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết kế thừa Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, dự thảo luật, tại Điều 52 quy định lao động nữ khi sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 - 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, thực tế hiện nay có tình trạng người lao động bị hiếm, muộn và nhiều trường hợp phải áp dụng các biện pháp y khoa để điều trị cho cả hai vợ chồng. Việc điều trị hiếm, muộn thường tốn kém về chi phí, thời gian. Trong khi đó, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì người lao động không làm việc, không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. “Quy định nêu trên của luật dẫn đến thực trạng là để đáp ứng yêu cầu điều trị hiếm muộn, lao động nữ sẽ bị gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội do phải nghỉ việc không lương trên 14 ngày trong tháng và kéo dài trong nhiều tháng, do đó không đáp ứng được điều kiện đóng từ đủ 3 đến 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Hệ quả là họ không được hưởng chế độ tài sản khi sinh con, mặc dù trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm liên tục.Mặt khác, do sức ép về kinh tế, có nhiều trường hợp lao động nữ muốn đi làm sớm để có thu nhập nhưng không được giải quyết do chưa đủ thời gian nghỉ sau sinh tối thiểu theo quy định, trong khi họ không được hưởng chế độ tài sản, như vậy là rất thiệt thòi. Đó là chưa kể đến thời gian nghỉ sinh con trong trường hợp này cũng không được tính là thời gian công tác”, đại biểu lưu ý.
Tham gia ý kiến về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) cho biết, tại Điều 53 khoản 1 quy định: “Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 5 lần. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tối đa là 2 ngày cho 1 lần khám thai”. Tuy nhiên, theo đại biểu, thực tế qua tiếp xúc cử tri là công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp, có nhiều ý kiến đối với nội dung này khi lao động nữ mang thai đi khám thai định kỳ bác sỹ thường chỉ định khám lại sau 30 ngày. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành và dự thảo Luật quy định cho lao động nữ chỉ được nghỉ việc đi khám thai tối đa 5 lần. Nếu thai phát triển trong điều kiện bình thường, còn nếu thai phát triển không bình thường thì bác sĩ chỉ định sau 1 tuần, 10 ngày, 15 ngày... phải đi tái khám để bác sĩ theo dõi. “Như vậy, thời gian quy định như dự thảo Luật và Luật hiện hành chỉ được nghỉ không quá 5 lần là quá thấp đối với những trường hợp thai phát triển không bình thường”, đại biểu nhấn mạnh. Để đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt cho phụ nữ lao động đang mang thai yên tâm làm việc, đại biểu đề nghị cũng cần nên xem xét, quy định lựa chọn có thể nghỉ tối đa 5 lần, mỗi lần không quá 2 ngày hoặc tăng số lần khám thai lên 9 - 10 lần trong thai kỳ để đảm bảo cho lao động nữ được theo dõi đầy đủ sức khỏe cho thai nhi phát triển tốt.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc quyền lợi người lao động khi xây dựng quy định rút bảo hiểm xã hội
13:45' - 27/05/2024
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến cũng như những trăn trở, băn khoăn của một số đại biểu về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: "Nóng" vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần
13:44' - 27/05/2024
2 phương án dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội khác nhau đang là vấn đề "nóng" trong thảo luận ở hội trường sáng 27/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Kiểm soát lạm phát vẫn là áp lực trong ổn định tăng trưởng
12:58' - 27/05/2024
CPI tháng 4 tăng gần 1% so với tháng trước và bình quân 4 tháng đầu năm đã tăng 3,93% cho thấy việc kiểm soát lạm phát là điều cần làm ngay để đảm bảo ổn định tăng trưởng vĩ mô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết thúc phiên chất vấn tại Quốc hội: Cụ thể hóa bằng hành động, bằng chính sách
21:44'
Sau 1,5 ngày làm việc, ngày 20/6, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai quyết liệt 25 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
21:25'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu phải hành động ngay, quyết liệt và hiệu quả để triển khai 25 dịch công trực tuyến toàn trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Giải bài toán giao thông qua các dự án cao tốc và vành đai
19:20'
Các dự án không chỉ giải bài toán giao thông mà còn mở ra không gian phát triển mới, kết nối vùng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút FDI và bảo đảm an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt Liên minh các cơ quan nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long
19:20'
Chiều 20/6, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra lễ ra mắt Liên minh các cơ quan nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long với 18 thành viên sáng lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
18:38'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập đoàn HP (Hoa Kỳ) muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD
16:20'
Ngày 20/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Antoine Colin - Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách toàn cầu về chuyển đổi số và chuỗi cung ứng của Tập đoàn HP (Hoa Kỳ).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không sát chỉ đạo, tất cả các cam kết sẽ chỉ nằm trên giấy
16:01'
Qua 1,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn với 2 lĩnh vực là tài chính và giáo dục, các đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến rất nhiều khía cạnh và được các tư lệnh ngành trả lời thông suốt, rõ ràng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre đánh giá kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
14:55'
Đến nay, tỉnh Bến Tre có 124 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 54 xã được công nhận đạt nông thôn mới nâng cao, 28 xã được công nhận đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách 40 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Huế năm 2025
14:13'
Sau khi sắp xếp, thành phố Huế có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã; trong đó có 20 phường, 19 xã hình thành sau sắp xếp và 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.