Đánh giá điều kiện mở lại chợ đầu mối, mạng lưới bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh
Trong ngày 24/7, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND Tp. Hồ chí Minh đã khảo sát thực tế tại ba chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn nhất thành phố, gồm: Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn nhằm đánh giá việc phòng chống dịch COVID-19 tại ba chợ này.
Từ đó có phương án tổ chức trạm trung chuyển hàng hóa, kết nối lại chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại khu vực phía Nam.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bối cảnh hiện nay, nhất là thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì không chỉ Tp. Hồ Chí Minh, mà cả những địa phương khác đều có nhu cầu về địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu.Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên có phương án mở một số địa điểm ở các chợ đầu mối phục vụ trung chuyển hàng hóa cần kế hoạch đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, qua khảo sát thì ba chợ đầu mối tại Tp. Hồ chí Minh đều có địa điểm phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong việc mở điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa.Ngoài ra, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất mở lại một số chợ truyền thống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với ưu tiên hàng đầu là đảm bảo biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Cùng quan điểm, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, chợ Bình Điền không chỉ là nơi cung ứng hàng hóa cho riêng thị trường Tp. Hồ Chí minh mà còn là đầu mối giao thương, trung chuyển nông sản, đặc sản cho nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Do đó, việc khảo sát và đánh giá để xem xét cho hoạt động lại một phần chợ Bình Điền là yêu cầu cấp bách và đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác, bà Phan Thị Thắng cũng đề xuất Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho những lao động trực tiếp tham gia vào việc cung ứng hàng hóa thiết yếu được ưu tiên tiêm vaccine; trong đó, có thể kể đến các tiểu thương kinh doanh tại chợ, tài xế chở hàng... Liên quan đến kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa khu vực, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho hay, hàng hóa tại nhiều tỉnh, thành đang bị tồn đọng và ách tắc cục bộ, nguyên nhân đến từ một phần ba chợ chợ đầu mối của Tp. Hồ Chí Minh tạm đóng cửa.Trong khi đó, dù kênh phân phối hiện đại đang không ngừng nỗ lực kết nội địa phương, nhưng cũng chỉ đạt khoảng 70% sản lượng so với hàng hóa lưu thông qua chợ đầu mối như trước đây.
Theo báo cáo của Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Hóc Môn, tính đến hiện tại, phương án mở điểm trung chuyển tại chợ này đã được chính quyền địa phương và Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh thống nhất. Bên cạnh đó, một số thương nhân, tiểu thương cũng đã đăng ký và đang được hướng dẫn để thực hiện phương án này. Cụ thể, chợ Hóc Môn bố trí khu vực tập kết hàng hóa có diện tính khoảng 5.000m2; khu vực cho tài xế, thương nhân và người lao động tại chợ thực hiện "3 tại chỗ". Nếu điểm trung chuyển này đi vào hoạt động, có thể đảm bảo tiếp nhận và phân phối 120-150 tấn hàng hóa mỗi ngày, góp phần giảm áp lực cho kênh phân phối hiện đại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Còn báo cáo của Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Thủ Đức cho thấy, điểm tập kết, trung chuyển tại chợ này đã đi vào hoạt động từ ngày 12/7 đến nay tại bãi xe container trong khuôn viên chợ. Tại điểm này, Ban quản lý chợ bố trí lực lượng giám sát, kiểm soát biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tất cả đối tượng ra - vào. Hiện nay, điểm tập kết, trung chuyển tại chợ Thủ Đức đạt khoảng 50 tấn hàng hóa mỗi ngày. Vào thời điểm bình thường, ba chợ Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức tại Tp. Hồ Chí Minh tiếp nhận và phân phối khoảng 8.500-9.000 tấn hàng hóa/ngày và trong đó có một phần sản lượng được trung chuyển, đưa đi các tỉnh, thành khác tiêu thụ. Hàng hóa nhập về các chợ này, chủ yếu là lương thực, thực phẩm như thịt gia súc, thịt gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây, đồ khô, đặc sản vùng miền…
Ghi nhận thực tế trên thị trường bán lẻ Tp. Hồ Chí Minh, sức mua trong ngày 23 và 24/7 có xu hướng tăng trở lại khi Tp. Hồ Chí Minh tăng cường một số biện phát thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Điều này dẫn đến một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán lẻ... trên địa bàn thành phố lại xảy ra tình trạng đứt hàng cục bộ trong thời gian ngắn vì không đủ nguồn nhân lực bổ sung hàng hóa kịp thời lên quầy, kệ. Cùng với việc phối hợp liên ngành để sớm có cơ chế mở lại ba chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn, ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh cũng đang tăng cường tận dụng mọi chuỗi bán lẻ sẵn có trên địa bàn thành phố Thủ Đức, quận, huyện để đưa hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đến tay mọi người dân. Thống kê từ ngày 11/7 đến nay, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện được gần 800 điểm bán, cung cấp 415 tấn thực phẩm các loại, 120.700 quả trứng gia cầm... cho người dân thành phố.Còn ở kênh bán hàng lưu động, Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai được gần 80 điểm bán, cung cấp 19 tấn thực phẩm các loại do nhà bán lẻ, doanh nghiệp tham gia cung ứng. Riêng mạng lưới chợ truyền thống, hiện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chỉ còn khoảng 30 chợ đang hoạt động.
Trước thực tế này, chính quyền thành phố Thủ Đức, quận, huyện và đơn vị kinh doanh cũng phối hợp chặt chẽ với ngành công thương, thúc đẩy những hệ thống bán lẻ, điểm bán tạp hóa... có sẵn và đạt yêu cầu về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 chuyển đổi ngành hàng kinh doanh, tăng cường cung ứng lương thực, thực phẩm. Song song đó, hoạt động mở lại một số chợ truyền thống cũng sẽ căn cứ vào tình hình cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn, hướng đến phương thức tổ chức mua sắm cho người dân phù hợp với phòng chống dịch COVID-19 như phát phiếu đi chợ, nhận đặt hàng qua điện thoại, đi chợ giúp người dân bị phong tỏa.../.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sáng 24/7, thêm 3.991 ca mắc mới COVID-19, TP. Hồ Chí Minh 2.070 ca
06:10' - 24/07/2021
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 19h ngày 23/7 đến 6h ngày 24/7 có 3.991 ca mắc mới.Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 83.242 ca
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 1/8
18:08' - 23/07/2021
Phó Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg đến ngày 1/8/2021 với các giải pháp mạnh hơn nữa.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh: Nguồn máu dự trữ "chạm đáy", kêu gọi người dân hiến máu
16:26' - 23/07/2021
Nguồn máu dự trữ "chạm đáy", các bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh đều khẩn thiết kêu gọi lãnh đạo UBND thành phố Thủ Đức và 22 quận, huyện quan tâm, duy trì lịch hiến máu tại địa phương với quy mô phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38' - 25/11/2024
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27' - 25/11/2024
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.