Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và dữ liệu mở tại Việt Nam
Đánh giá này nằm trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới cho Chính phủ Việt Nam để thúc đẩy tiến trình Chính phủ điện tử ở nước ta một cách hiệu quả và thiết thực.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, quá trình thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam đã diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ trước và đạt được những thành công nhất định.Để tạo được những bước tiến lớn, nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định và quyết tâm chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh cải cách hành chính gắn kết chặt chẽ với ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử.
Từ tháng 12/2017, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các bộ, ngành liên quan thực hiện đánh giá và xây dựng Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và dữ liệu mở.Việc đánh giá mức độ sẵn sàng cho Chính phủ số nhằm mục đích xem xét tiềm năng phát triển Chính phủ số của Việt Nam thông qua đánh giá 7 lĩnh vực chính gồm: Lãnh đạo và quản trị; lấy người dùng làm trung tâm; thay đổi quy trình công việc; năng lực, tập quán văn hóa và kỹ năng; cơ sở hạ tầng dùng chung; sử dụng dữ liệu để ra quyết định chính sách và an ninh mạng, quyền riêng tư và khả năng phục hồi. Việc đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở tập trung vào thực trạng hệ sinh thái dữ liệu mở của quốc gia.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, để biến quyết tâm của cấp lãnh đạo cao cấp thành những kết quả trên thực tế đòi hỏi những thay đổi về luật pháp và những hành động cụ thể trong phạm vi toàn Chính phủ và xã hội. Theo ông Achim Fock, Giám đốc điều phối hoạt động dự án tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, phát triển Chính phủ số đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam, giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cách mạng 4.0, bao gồm các thách thức và cơ hội.Phát hiện, khuyến nghị của báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và dữ liệu mở sẽ giúp Việt Nam có nền tảng tốt hơn để phát triển. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển lĩnh vực số.
Ông Kim Andreasson, Tư vấn Chính phủ số, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam hiện đang xếp thứ 88 trong khảo sát về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, tăng một thứ bậc từ vị trí tứ 89 năm 2016. Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ số của Ngân hàng Thế giới được thực hiện nhằm hiểu rõ những cơ hội và thách thức trong lộ trình tiến tới Chính phủ số của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, khảo sát của Ngân hàng Thế giới thấy Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong việc triển khai Chính phủ số và dữ liệu mở với những cam kết chính sách đối với xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; có được nền tảng vững chắc để phát triển sáng kiến dữ liệu mở và môi trường chính trị hiện tại có lợi cho việc khởi động một sáng kiến như vậy trong tương lai gần.Chính phủ cũng rất năng động trong việc thử nghiệm các mô hình tài trợ mới sáng tạo như hợp tác công tư hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thực hiện xây dựng Chính phủ số, dữ liệu mở. Chính phủ đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có tính nền tảng để phát triển Chính phủ số.
Một số bộ, ngành đã có sẵn một số dữ liệu đã được định dạng tiêu chuẩn phân ngành quốc tế để công bố. Một số cơ quan đã bắt đầu sử dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, điện toán đám mây. Tuy nhiên, những hoạt động này còn mang tính đơn lẻ, trong khi còn chưa rõ về các tiêu chuẩn và chính sách liên quan đến một số lĩnh vực quan trọng như điện toán đám mây Chính phủ, quản lý dữ liệu Chính phủ… Thách thức lớn nhất trong phát triển Chính phủ số và dữ liệu mở là sự thiếu vắng khung khổ pháp lý cho việc xây dựng, triển khai cũng như các văn bản điều phối và phối hợp giữa các cơ quan, sự chia sẻ thông tin thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ dùng chung giữa các cơ quan đồng cấp và theo chiều dọc từ Trung ương xuống địa phương; sự quan tâm chưa đồng đều của các cấp lãnh đạo. Thêm vào đó là thách thức tới từ khó khăn tài chính cũng như kỹ năng công nghệ trong khu vực Nhà nước… Quá trình đánh giá cũng cho thấy, Chính phủ đã và đang thực hiện một loạt các giải pháp khác nhau để khắc phục những điểm yếu hiện tại. Kết quả của Đánh giá ODDG và khuyến nghị về chương trình hành động sẽ là cơ sở tham khảo quan trọng để xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển số phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, bước sang năm 2019, Chính phủ xác định phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” với 4 trọng tâm chỉ đạo điều hành, trong đó cần chú trọng cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Những đánh giá và khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới trong triển khai Chính phủ số và dữ liệu mở sẽ giúp cho Việt Nam nhận thức rõ ràng những nhiệm vụ cần triển khai trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
15:37' - 29/09/2018
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên cơ sở tích hợp của hàng loạt các công nghệ mới đang tạo ra sự thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống.
-
Doanh nghiệp
Hạ tầng số của Viettel sẵn sàng để phát triển Chính phủ số
16:34' - 18/07/2018
Tham gia diễn đàn (Vietnam ICT Summit 2018, Viettel sẽ chia sẻ kinh nghiệm và thế mạnh trong phát triển hạ tầng số gồm: Hạ tầng kết nối, hạ tầng công nghệ, Service Flatform, CSDL nền tảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.