Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 17/9

08:58' - 17/09/2024
BNEWS Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm FTS, VNM, BID.

Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) khuyến nghị nhà đầu tư mua FTS vì cổ phiếu có tín hiệu tích lũy tích cực.

 

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) khuyến nghị mua cổ phiếu Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (mã chứng khoán: VNM), giá mục tiêu 80.600 đồng/cổ phiếu.

Sau nhịp điều chỉnh ngắn hạn gần 4%, VNM tích lũy trở lại với khối lượng thấp quanh vùng biên hẹp 74.000 – 75.000 đồng/cổ phiếu, với mức hỗ trợ cứng từ các đường MA ngắn hạn hội tụ.

Chỉ báo ADX > 25 cùng với lực duy trì của cổ phiếu trên đường Tenkan – Sen và dải mây xanh phía trước của chỉ báo Ichimoku đều củng cố cho xu hướng tăng của VNM.

Trên khung chart 1H, các chỉ báo MACD, RSI và CMF đều cho tín hiệu nhịp bật trong ngắn hạn và sự chú ý của dòng tiền trên thị trường.

VNM kết phiên giao dịch với cây nến test cung cùng khối lượng giao dịch thấp hơn 40% so với mức trung bình 20 ngày, tạo điểm mua cho cổ phiếu.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc giải ngân tại vùng tích lũy quanh khu vực 74.000 – 75.000 đồng/cổ phiếu với giá mục tiêu quanh vùng 80.500 - 81.000 đồng/cổ phiếu. Ngưỡng cắt lỗ cần chú ý là vùng giá 72.800 – 73.000 đồng/cổ phiếu tương đương với vùng đáy ngắn hạn từ cuối tháng 8/2024.

VCBS khuyến nghị trung lập cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã chứng khoán: BID), giá mục tiêu 51.772 đồng/cổ phiếu.

Tăng trưởng tín dụng tương đương mức trung bình ngành: Ngân hàng đã được cấp room tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 14%, VCBS kỳ vọng BID sẽ đẩy mạnh giải ngân trong quý cuối năm và sử dụng được hết hạn mức tăng trưởng của năm nay, trong đó tập trung tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ (hiện chiếm 45%).

Biên lãi ròng (NIM) duy trì thấp ở mức 2,5%: BID đứng trước áp lực giảm lãi suất để hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thiệt hại do thiên tai… khiến NIM chịu áp lực thu hẹp trong năm 2024.

Chất lượng tài sản vững chắc: Nhờ việc tăng năng lực quản lý tín dụng và tích cực trích lập nợ xấu trong suốt thời gian qua, bộ đệm dự phòng của BID đã cải thiện đáng kể. Mức độ tiếp xúc thấp đối với các lĩnh vực rủi ro bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng bất động sản cũng giúp giảm bớt áp lực trích lập dự phòng.

Kế hoạch tăng vốn: BID dự kiến tăng vốn điều lệ lên 70.624 tỷ đồng trong năm 2024 theo 2 phương án: Chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 21% và phát hành riêng lẻ với tỷ lệ 2,89%, hiện vẫn đang trong quá trình chọn lựa nhà đầu tư phù hợp.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục