Đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của thị trường chứng khoán
Tờ trình dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày nêu rõ: Đánh giá thực tiễn thi hành Luật Chứng khoán cho thấy, quy mô thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán đã hỗ trợ cho việc thực hiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được thuận lợi hơn và ngày càng công khai, minh bạch, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Quy mô, hiệu quả hoạt động, chất lượng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán được nâng cao rõ rệt.
Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn sau hơn 10 năm thi hành cho thấy Luật Chứng khoán đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.Nội dung một số điều khoản của luật còn chưa rõ ràng, cụ thể, dẫn đến cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong áp dụng; một số điều khoản của luật không còn hợp lý hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; luật chưa quy định một số vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi cần phải thể chế hóa bằng luật; một số điều khoản chưa tương thích với thông lệ quốc tế tốt, chưa phù hợp với yêu cầu và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế...
Chính phủ thấy rằng, việc sửa đổi Luật Chứng khoán ở thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 10 năm thi hành Luật Chứng khoán, đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của thị trường chứng khoán nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong tình hình mới, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) bao gồm 10 chương, 136 điều. So với Luật Chứng khoán hiện hành, dự thảo Luật sửa đổi 97 điều, bổ sung 31 điều, bãi bỏ 31 điều và giữ nguyên 08 điều. Một trong những nội dung quan trọng cần sửa đổi trong dự thảo luật là mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán (Điều 43 và Điều 44 của dự thảo).Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc tổ chức Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con vừa phát sinh thêm đầu mối trung gian là Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, vừa gây bất cập, chồng chéo đối với công tác quản lý, giám sát 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan nhà nước do phải chỉ đạo thông qua công ty mẹ là Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Điều này không bảo đảm việc chỉ đạo giám sát kịp thời đối với hoạt động của thị trường chứng khoán, đặc biệt trong các trường hợp xảy ra các biến động cần có sự can thiệp ngay để bảo đảm an toàn của thị trường.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang triển khai mạnh mẽ trong lĩnh vực chứng khoán, việc tổ chức thị trường chứng khoán phân định theo khu vực địa lý không còn phù hợp với xu thế phát triển.Vì vậy, việc luật hóa quy định về thành lập thống nhất một đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán (chỉ có duy nhất Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, đặt tại trung tâm tài chính quốc gia) là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế, tiết kiệm chi phí quản lý, tăng hiệu quả hoạt động, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Thảo luận tại tổ về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Dành (Bình Dương) đồng tình cao với việc nâng điều kiện vốn điều lệ tối thiểu đã góp đối với công ty đại chúng từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng. Đại biểu phân tích, việc nâng vốn điều lệ cũng là tăng yêu cầu tiêu chuẩn đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện lên sàn, đảm bảo cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này cũng phù hợp với tình hình phát triển quy mô của nền kinh tế thời gian qua. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị bổ sung thêm trong Báo cáo thẩm tra quy định thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với chứng khoán của tổ chức lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định tài khoản 2 Điều 55 và khoản 3 Điều 63 của dự thảo luật.Theo đại biểu, trong Điều 9 của Nghị định 102/2017 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm thì tổ chức tổ chức lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không phải cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm.
Trong khi đó khoảng 4, Điều 9 Nghị định 102 đã quy định đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản (trong đó có cả chứng khoán) thuộc thẩm quyền của trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp quản lý.
Đại biểu thành phố Hà Nội cho rằng, hệ thống cơ quan này đang hoạt động ổn định trong 17 năm qua và hiện nay là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ công trực tuyến của ngành tư pháp cấp độ 4 có hệ cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất do Bộ Tư pháp quản lý không phát sinh vướng mắc, vì vậy nếu thay đổi sẽ gây xáo trộn cho các cơ quan đang thực hiện. Đa số đại biểu cho rằng, dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) trình Quốc hội với nhiều nội dung mới đã được bổ sung, sửa đổi mang tính đột phá và kỳ vọng khi được ban hành sẽ tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai; bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư; tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Qua đó, giúp thị trường chứng khoán ngày càng công khai và minh bạch, đặc biệt là sẽ nâng cao được năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo chuyển biến tích cực trong quản lý ngành
15:51' - 06/06/2019
Cử tri đánh giá phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn và tập trung các vấn đề “nóng” đang diễn ra trong xã hội, hướng tới tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý các ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đánh giá về phần trả lời chất vấn của các bộ trưởng
14:43' - 06/06/2019
Qua hai ngày rưỡi chất vấn, các Bộ trưởng đã nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại và cam kết khắc phục để tạo ra một sự chuyển biến thuyết phục trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, văn bản thực thi CPTPP
13:43' - 06/06/2019
Sáng 6/6, sau khi trình bày báo cáo cập nhật tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng và giải trình một số vấn đề, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã trả lời chất vấn của ĐBQH.
-
Kinh tế Việt Nam
Có 230 lượt đại biểu quốc hội tham gia chất vấn, tranh luận
13:15' - 06/06/2019
Trong Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, 230 lượt đại biểu đã tham gia chất vấn và tranh luận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.