Đất hiếm - cuộc chiến thầm lặng nhưng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc
Hãng tin Yonhap ngày 22/5 lược dịch cuốn sách mới có tiêu đề "Mineral Wars" (tạm dịch là "Chiến tranh khoáng sản") của phóng viên Ernest Scheider từ hãng tin Reuters nhận định rằng sự cạnh tranh địa chính trị đối với 5 loại khoáng sản, bao gồm lithium, nickel, đồng, cobalt và các nguyên tố đất hiếm là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc, nhằm giành lấy các khoáng sản quan trọng này.
5 loại khoáng chất này rất cần thiết cho ngành công nghiệp hiện đại. Ví dụ, lý do chiếc điện thoại iPhone ngày càng nhẹ hơn và có thời lượng pin dài hơn là nhờ pin lithium-ion. Nam châm đất hiếm rất cần thiết để triển khai công nghệ haptics (công nghệ truyền thông tin thông qua cảm ứng) trên iPhone.
Không chỉ có điện thoại thông minh, những khoáng chất này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và quân sự, bao gồm máy tính xách tay, ô tô điện, tua-bin gió và máy bay chiến đấu.
Bài viết cho biết, trong hàng ngàn năm kể từ thời đại đồ đồng, kim loại đã là nguồn hỗ trợ đắc lực cho các đế chế. Các cường quốc phương Tây đã chinh phục thế giới bằng vũ khí mạnh mẽ được làm từ kim loại đã qua xử lý. Trong quá trình này, vận mệnh của nhiều quốc gia đã suy giảm.
Để có thể trỗi dậy trở thành một cường quốc, Trung Quốc cần khoa học và công nghệ, cũng như các vật liệu để thực hiện công nghệ đó, đó là khoáng sản. Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã tìm kiếm khắp thế giới các kim loại có giá trị công nghiệp như cobalt, lithium và đồng. Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2011, các công ty khai thác mỏ Trung Quốc đã đàm phán với Taliban để khai thác các mỏ đồng. Ở Congo, châu Phi, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để mua các mỏ cobalt và đầu tư vào một dự án khai thác lithium lớn ở Argentina.
Những nỗ lực lâu dài của Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản hiện đang được tiết lộ. Trung Quốc kiểm soát khoảng 70% hoạt động khai thác đất hiếm và 90% hoạt động chế biến đất hiếm trên thế giới. Nước này xử lý 59% lithium và 73% cobalt. Trung Quốc cũng sở hữu 148 trong số 200 nhà máy sản xuất pin lithium-ion trên thế giới, chiếm khoảng 78%. Chính phủ Trung Quốc thường kiểm soát nguồn cung cấp khoáng sản và sử dụng khoáng sản đất hiếm như một vũ khí ngoại giao.Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã nhận ra kế hoạch của Trung Quốc một cách muộn màng, cũng đang vội vã hành động để bảo vệ khoáng sản. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn thực hiện bước đi táo bạo là đề xuất sáp nhập Greenland nhằm phá vỡ thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc. Người ta biết rằng có một lượng lớn các nguyên tố đất hiếm bên dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Greenland.Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất độc quyền về các loại khoáng sản này. Mỹ cũng có trữ lượng khoáng sản đáng kể dưới lòng đất. Một mỏ ở tiểu bang Nevada có trữ lượng lithium khổng lồ, trong khi tiểu bang Arizona rất giàu đồng, còn California có các mỏ đất hiếm lớn.Vấn đề là các công ty của Mỹ không muốn tham gia phát triển đất hiếm vì các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt. Có thể mất 10 năm hoặc hơn để xin được giấy phép khai thác đất hiếm từ chính quyền liên bang Mỹ, nhưng ở Canada thường chỉ mất vài năm.
Trung Quốc đã tập trung vào việc bảo đảm khoáng sản trong ít nhất 50 năm, trong khi Mỹ không thể khai thác tài nguyên của mình do vấn đề ô nhiễm môi trường. Cuộc chiến khoáng sản giữa hai nước sẽ diễn ra như thế nào? Liệu Mỹ sau khi mất đi quyền bá chủ về khoáng sản, có thể tiếp tục duy trì quyền bá chủ toàn cầu hay không? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Nỗi niềm” của doanh nghiệp thời trang nhỏ tại Pháp
06:30'
Trước sự mở rộng của các nền tảng thương mại điện tử giá rẻ, các thương hiệu thời trang nhỏ đang phát đi tín hiệu báo động về sự lụi tàn của một ngành từng được xem là biểu tượng của Pháp.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Mỹ đã thoát hiểm?
05:30'
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước ngã rẽ quan trọng sau những biến động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản có thể tiến tới một cuộc đại cải cách chính sách nông nghiệp?
05:30' - 26/05/2025
Để đối phó với tính hình gạo liên tục tăng giá, Thủ tướng Nhật Bản đã đặt mục tiêu tháo gỡ bằng cách kiềm chế giá gạo ở mức 3.000 yen/5kg
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30' - 25/05/2025
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30' - 25/05/2025
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.
-
Phân tích - Dự báo
Trợ giá điện có cứu được ngành công nghiệp Đức?
06:30' - 24/05/2025
Chính phủ liên minh Đức đang lên kế hoạch “giải cứu” ngành công nghiệp Đức, trong đó tính tới các biện pháp cứu trợ rộng rãi để giảm giá điện công nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
Vùng Vịnh - điểm đến tiềm năng của chuỗi cung ứng mới
05:30' - 24/05/2025
Vùng Vịnh đang trở thành điểm đến tiềm năng của hoạt động dịch chuyển sản xuất trong bối cảnh các doanh nghiệp đa quốc gia đang hiệu chỉnh lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
-
Phân tích - Dự báo
Giáo sư sử học Pháp: Mối quan hệ Việt - Pháp đầy hứa hẹn
09:41' - 23/05/2025
Giáo sư sử học Pháp Pierre Journoud đã phân tích chi tiết về quan hệ Việt -Pháp và quá trình phát triển của mối quan hệ đã được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Anh "lột xác" hậu Brexit
06:30' - 23/05/2025
Brexit đã dựng lên các rào cản thương mại, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Anh. Tuy nhiên, những rào cản này có thể được giảm bớt thông qua đàm phán, và với những đánh đổi.