Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
* Phát triển dựa vào đổi mới
Các khu phát triển kinh tế quốc gia của Trung Quốc đã bắt đầu đẩy nhanh những nỗ lực đổi mới của họ, tìm cách thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Khu công nghiệp Tô Châu, được thành lập vào năm 1994 ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là dự án hợp tác liên chính phủ đầu tiên giữa Trung Quốc và Singapore, là ví dụ về xu hướng phát triển này. Khu công nghiệp này tận dụng quan hệ đối tác toàn cầu và vị thế thương mại tự do của mình, phấn đấu trở thành khu công nghệ cao đẳng cấp thế giới. Phó Chủ nhiệm Ban quản lý của khu công nghiệp, Shen Lei, nhấn mạnh sự tập trung của khu công nghiệp vào việc thu hút tài nguyên toàn cầu và tích hợp đổi mới công nghệ và công nghiệp. Các khu phát triển kinh tế quốc gia hiện chiếm 18,3% số doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc và có hơn 700 vườn ươm doanh nghiệp (incubators) và không gian đổi mới cấp quốc gia. Các khu này đã trở thành những trung tâm cho các ngành công nghiệp mới nổi chiến lược. Chẳng hạn, ở tỉnh Tứ Xuyên,Tây Nam Trung Quốc, khu Nghi Tân đã xây dựng cơ sở sản xuất pin điện tính về đơn vị lớn nhất thế giới với công suất 180 GWh. Trong khi đó, một khu khác ở tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc có chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh từ thiết bị hàng không đến các ứng dụng vệ tinh. Quan chức Ji Xiaofeng cho biết sẽ có nhiều nỗ lực hơn nữa để phát triển các hệ thống công nghiệp hiện đại trong những khu phát triển kinh tế quốc gia, tập trung vào các lĩnh vực như y sinh học, năng lượng và vật liệu mới, hàng không vũ trụ, sản xuất thiết bị cao cấp và trí tuệ nhân tạo (AI).* Tiên phong mở cửa
Trong những thập kỷ qua, các khu phát triển kinh tế quốc gia này đã đi tiên phong trong đổi mới thể chế, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy những nỗ lực cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Theo quan chức Ji Xiaofeng, các khu này đã khám phá sự hợp tác thí điểm thương mại tự do để thúc đẩy những đột phá trong các lĩnh vực bao gồm nguồn tài nguyên, bảo vệ quyền lợi và quy định thị trường. Một số khu cũng đã chủ động thích ứng với những quy tắc thương mại quốc tế tiêu chuẩn cao để tăng cường mở cửa thể chế. Ông Zhao Bingdi, Chủ tịch Panasonic Trung Quốc cho biết vị trí chiến lược, chuỗi công nghiệp và sự hỗ trợ chính sách của các khu này làm cho chúng trở nên hấp dẫn đối với Panasonic để đầu tư vào Trung Quốc. Là doanh nghiệp có 47 năm hoạt động tại thị trường Trung Quốc, Panasonic hoạt động trong các khu phát triển kinh tế quốc gia của 8 thành phố, trong đó có Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải. Doanh số năm tài chính 2024 của Panasonic ở Trung Quốc đạt gần 100 tỷ nhân dân tệ, gần một phần tư doanh thu toàn cầu của Panasonic. Ông Zhao Bingdi cho rằng Trung Quốc không chỉ là một nhà sản xuất khổng lồ mà còn là một trung tâm tiêu dùng và đổi mới lớn, cung cấp cơ hội lớn cho các công ty nước ngoài. Những chính sách gần đây hỗ trợ các nền tảng công nghệ và sự tích hợp giữa nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế thực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư của Panasonic trong những lĩnh vực từ AI đến năng lượng mới. Giới chuyên gia nhấn mạnh các biện pháp cải cách mới đây liên quan đến những khu phát triển kinh tế quốc gia của Trung Quốc sẽ cung cấp cho những công ty nước ngoài một nền tảng cấp cao hơn, khuyến khích tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và hợp tác sâu sắc hơn với các doanh nghiệp địa phương. Nhờ cải thiện hệ sinh thái công nghiệp, các công ty toàn cầu sẽ có thể nắm bắt cơ hội lớn hơn ở thị trường Trung Quốc.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định
08:31'
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 21,79 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30'
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30'
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.