Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
Trong bài viết đăng tải trên tờ báo chính luận lớn của Đức Der Spiegel, Giáo sư chuyên ngành báo chí kinh tế thuộc Đại học Kỹ thuật Dortmound, Henrik Müller, phân tích về những ảnh hưởng đối với kinh tế châu Âu khi đồng euro mạnh lên. Theo tác giả, từng là Phó Tổng biên tập tạp chí Manager, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về chủ đề kinh tế và chính sách tiền tệ, Liên minh châu Âu (EU) đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đòn thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng các nhà đầu cơ trên thị trường ngoại hối lúc này dường như có niềm tin vào “lục địa Già” còn hơn là EU tự tin vào chính mình.
Đồng euro đã có những tháng đầy biến độngKể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức (tháng 1/2025), nước Mỹ không còn được coi là nơi trú ẩn an toàn để các nhà đầu tư gửi gắm số tiền dành dụm của họ. Với những chính sách quyết liệt của Washington, nhiều nhà đầu tư quốc tế không còn hoàn toàn hứng thú với Mỹ nữa. Cũng vì thế, đồng tiền chung châu Âu – đồng euro - đã tăng giá 14% so với đồng USD. Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu. Xét trên khía cạnh nào đó, sức mạnh của đồng euro chỉ mang tính tương đối, phản ánh sự yếu kém của đồng USD.Tuy nhiên, đó chỉ là một phần câu chuyện. Đồng euro cũng đã mạnh lên so với đồng yen của Nhật Bản, đồng AUD của Australia và đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc. Tương tự, so với các đồng tiền khác như đồng bảng Anh (GBP), đồng zloty của Ba Lan, đồng rupee của Ấn Độ và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ tăng giá của đồng euro cũng nhanh hơn.
Nhìn chung, đồng euro mạnh hơn bao giờ hết: tỷ giá hối đoái "thực tế" đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Con số này cao hơn gần 30% so với thời điểm bắt đầu liên minh tiền tệ 26 năm trước. Đồng tiền của châu Âu đã trở nên mạnh hơn không chỉ so với đồng USD mà còn cả về giá trị tuyệt đối.Điều gì đã góp phần đẩy đồng euro lên giá mạnh mẽ như vậy? Trong khi nền kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) gần như không tăng trưởng, xã hội già hóa nhanh chóng và nợ chính phủ tiếp tục tăng ở mức cao, thì như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa tính toán lại, đồng euro đang ngày càng mạnh hơn bao giờ hết.
Ba câu hỏi được đặt ra bao gồm: Thứ nhất, liệu các nhà giao dịch tiền tệ đang phóng đại, hay họ chỉ đơn giản là nhận ra những diễn biến sớm hơn các bên khác? Thứ hai là liệu châu Âu có khả năng gánh được một đồng euro mạnh hơn, hay sự tăng giá sẽ bóp nghẹt hoàn toàn nền kinh tế của khu vực này? Và thứ ba là, tại sao người châu Âu lại không tự hào về sức mạnh của đồng tiền - giống như đồng mark Đức (Deutsche Mark) mạnh lên trước kia đã từng đem lại sự tự tin cho người Tây Đức?Trump 2.0 đấu với đội “vdLLMM"Thị trường tài chính đang dự đoán một tương lai tươi sáng hơn cho châu Âu và đặc biệt là Đức - hơn cả những gì châu Âu tin vào chính mình. Trong khi các cuộc khảo sát về kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp, cũng như dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, tiếp tục vẽ nên một bức tranh khá ảm đạm, các nhà đầu tư quốc tế rõ ràng đang nhìn thấy rất nhiều hy vọng, mặc dù không rõ liệu điều này là thật hay chỉ là ảo tưởng.Cho đến nay, châu Âu vẫn là một khu vực với nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết. Việc thị trường ngoại hối nhận ra tiềm năng của châu Âu có nhiều khả năng liên quan đặc biệt với Đức. Các nhà đầu tư và nhà phân tích coi chính sách tài khóa mới, trong đó tiền chi cho quốc phòng và cơ sở hạ tầng không hề bị kiềm chế bởi các quy định hà khắc về vay nợ như trước đây, là một dấu hiệu của sự thay đổi thực sự. Rõ ràng là vẫn chưa có nhiều thông tin chi tiết được đưa ra. Ví dụ, Chính phủ Đức vẫn đang tiếp tục các chính sách xã hội không khuyến khích phát triển việc làm của những thập kỷ trước, hoặc Đức vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho những người nhập cư có trình độ cao, như các cuộc khảo sát cho thấy. Nhưng chưa thể phủ quyết rằng những chính sách này không mang lại kết quả tốt đẹp hơn.Ít nhất có thể thấy rằng giới lãnh đạo hiện nay ở Brussels, Frankfurt, Paris và Berlin dường như sẵn sàng và có khả năng làm cho châu Âu mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn và năng suất hơn. Nhóm “vdLLMM” đang nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở đây, gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Friedrich Merz.
Trong hơn 1/4 thế kỷ, châu Âu đã không dám tạo ra bất kỳ bước nhảy vọt lớn nào trong phát triển. Kết quả là một tâm lý chờ đợi và quan sát đáng sợ tồn tại trên khắp nền kinh tế và xã hội. Liệu thái độ này có thể bị phá vỡ hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Và nếu Nhóm vdLLMM không nắm bắt được cơ hội và những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu nắm quyền kiểm soát cốt lõi của EU trong tương lai, không chỉ ở một vài quốc gia nhỏ hơn ở Trung và Đông Âu, thì mọi hy vọng về một sự phục hưng của đồng euro sẽ tan thành mây khói.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB tận dụng cơ hội để củng cố vai trò toàn cầu của đồng euro
16:56' - 09/06/2025
Phát biểu tại Hội nghị Kinh tế Dubrovnik, Croatia lần thứ 31 diễn ra mới đây, bà Isabel Schnabel cho rằng đang có một “cơ hội vàng” để thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền toàn cầu?
05:30' - 21/05/2025
Để đồng euro có thể mở rộng vị thế là đồng tiền thế giới thay thế cho USD, EU cần một chính sách tài khóa phối hợp và một hệ thống để giảm thiểu các cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30' - 08/05/2025
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30'
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.