Đặt mục tiêu tăng tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả
“Mặc dù số lượng hợp tác xã đã tương đối lớn nhưng phải chú ý nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng hoạt động. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các bộ ngành rất quan trọng để các hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong điều kiện mới”.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhận định như vậy tại Hội nghị tổng kết hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức chiều 6/1 tại Hà Nội. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đánh giá cao những kết quả mà hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đạt được trong năm 2019, nhất là trên khía cạnh giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt, dẫn dắt phát triển kinh tế tập thể. Với 110.000 tổ hợp tác, 24.618 hợp tác xã đã thu hút hơn 6 triệu thành viên tham gia, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2,5 triệu người. Bên cạnh đó, với gần 1.200 hợp tác xã và nhiều mô hình tổ chức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.Ngoài ra, một số hợp tác xã đã chủ động mở rộng thị trường trong nước và còn có sản phẩm xuất khẩu. Khu vực kinh tế hợp tác từng bước hoạt động ổn định, lành mạnh, phát triển cả về quy mô, công nghệ, thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều hợp tác xã phát triển chưa tương xứng với tiềm năng bởi quy mô còn nhỏ, năng lực quản trị hạn chế, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ chưa chặt chẽ, hiệu quả. Mặt khác, việc phổ biến, nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả chưa được triển khai rộng rãi, nhiều người chưa hiểu hết lợi ích về kinh tế - xã hội do hợp tác xã mang lại. Ngoài ra, Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn đã quy định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các hợp tác xã nhưng thực tế các chính sách này đi vào cuộc sống không nhiều. Đồng tình với 8 nội dung trọng tâm, 61 nhiệm vụ cụ thể, nhất là các đề án, chương trình đề ra trong năm 2020 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã từ Trung ương tới địa phương tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo; điều chỉnh cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã phát triển. Bên cạnh đó, cần có cơ chế tài chính rõ ràng, minh bạch; cơ chế ưu đãi về vốn, đất đai, khoa học công nghệ, thuế, phí đối với các hợp tác xã. “Cần tạo chuyển biến về nhận thức và phát huy vai trò nòng cốt của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với sự phát triển của hợp tác xã. Cấp ủy Đảng, chính quyền cùng quan tâm, chỉ đạo phối hợp hỗ trợ thì hoạt động của hợp tác xã mới lớn mạnh”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. Tuy nhiên, để làm được điều này, đội ngũ cán bộ hợp tác xã, nhất là người đứng đầu phải là những người luôn nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm để đưa hợp tác xã ngày càng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 phải có 15.000 hợp tác xã. Cũng theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về khoa học, công nghệ hiện nay, mỗi hợp tác xã và tổ hợp tác cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ, xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống. Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong thời gian tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn đồng hành cùng với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền, vận động đưa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về hợp tác xã thực sự đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng kiến nghị với Chính phủ để Liên minh Hợp tác xã ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn nữa. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức Đại hội hệ thống Liên minh Hợp tác xã nhiệm kỳ 2020 – 2025. Báo cáo tình hình hoạt động của Liên minh Hợp tác xã trong năm 2019, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhấn mạnh: Với phương châm “Đoàn kết - Kỷ cương - Bứt phá - Sáng tạo - Hiệu quả”, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đề xuất các giải pháp đột phá với Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Mặt khác, tích cực chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Xây dựng và chủ động triển khai thực hiện các Đề án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ… Thống kê cho thấy, năm 2019, cả nước thành lập mới 9.500 tổ hợp tác, nâng tổng số tổ hợp tác lên 110.000, tăng 11% so với năm 2018, đạt 136% kế hoạch; 2.640 hợp tác xã mới thành lập, nâng tổng số hợp tác xã hiện nay là 24.618, tăng 12% so với năm 2018, vượt 6% kế hoạch năm 2019. Đặc biệt, cả nước cũng thành lập mới 16 Liên hiệp hợp tác xã nâng tổng số Liên hiệp hợp tác xã lên 85, tăng 9 Liên hiệp hợp tác xã so với năm 2018; trong đó phần lớn là các Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp ở các tỉnh, thành phố.Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, không chỉ tăng trưởng về số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã mà quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực này tiếp tục được cải thiện theo hướng mở rộng, năng lực quản trị được nâng lên, quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục được cải thiện.
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, trong năm 2020, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đặt mục tiêu phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nhanh, bền vững, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, phấn đấu tăng số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, đồng thời khuyến khích thành lập, sáp nhập các hợp tác xã có quy mô nhỏ thành các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã có quy mô lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động. Mở rộng và tăng số lượng thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nhất là phần lớn các hộ nông dân nông thôn là thành viên hợp tác xã. Đặc biệt, tăng tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của quốc gia, vùng, địa phương. Theo đó, trong năm 2020, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phấn đấu thành lập mới ít nhất 5.000 tổ hợp tác; trên 2.500 hợp tác xã; 20 Liên hiệp hợp tác xã. Thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã tăng 10% trở lên so với năm 2019, đạt trung bình trên 4,5 triệu đồng/người/tháng. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng đặt mục tiêu 100% tỉnh, thành phố có Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã với vốn điều lệ trên 20 tỷ đồng; xây dựng mới 200 mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương… Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho rằng, để đạt được các mục tiêu đặt ra, Liên minh Hợp tác xã sẽ vận động, khuyến khích tầng lớp thanh niên tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, tham gia khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo mô hình hợp tác xã;phổ biến, quán triệt thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Ngoài ra, Liên minh Hợp tác xã sẽ đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác, liên kết, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị gắn với hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn các sản phẩm chủ lực của quốc gia, của vùng và địa phương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu nối chính thức hóa kinh tế phi chính thức
13:10' - 21/11/2019
Kinh tế phi chính thức tồn tại từ rất lâu và đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cấu thành của các nền kinh tế trên thế giới, nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá thực trạng doanh nghiệp “núp bóng” hợp tác xã để hoạt động
16:51' - 20/11/2019
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, mặc dù còn khó khăn, nhưng đến nay kinh tế tập thể đã thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài và có bước phát triển khởi sắc.
-
Hàng hoá
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình hợp tác xã bán lẻ hiện đại
17:24' - 04/11/2019
Ngày 4/11, Hội thảo dành cho nhà quản lý bán lẻ các nước trong khu vực của Liên minh Hợp tác xã quốc tế châu Á – Thái Bình Dương (ICA-AP) đã chính thức khai mạc tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.