Dấu ấn tín dụng chính sách trên xứ dừa
Theo đó, "dòng chảy" vốn tín dụng chính sách ở xứ dừa được khơi thông đều đặn suốt 20 năm qua, tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
* Dòng vốn chảy về nơi “khát” Từng là hộ cận nghèo thuộc ấp An Hòa, xã bãi ngang Mỹ An, huyện Thạnh Phú, chị Nguyễn Thị Chi kể, trước đây cuộc sống rất khó khăn. Năm 2015, chị được xem xét cho vay 50 triệu đồng chăn nuôi bò.Từ hai con bò sinh sản khi tiếp cận được nguồn vốn ban đầu, đến nay chị đã phát triển được 6 con bò sinh sản và thoát được "mác" cận nghèo. Thậm chí, có điều kiện mở rộng cơ sở làm nghề bó chổi truyền thống và giải quyết việc làm cho 15 lao động, với thu nhập từ 2 – 3,5 triệu đồng/tháng.
Được đánh giá cũng là một trong những hộ gia đình tiêu biểu sử dụng vốn ủy thác có hiệu quả cao tại xã bãi ngang An Thạnh, huyện Thạnh Phú, bà Trương Thị Mai ngụ tổ 8, ấp An Ngãi B cho biết, thông qua hoạt động ủy thác giữa Hội Phụ nữ và Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình bà được vay 50 triệu đồng theo chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn từ tháng 6/2022.Có vốn, bà Mai bắt tay cải tạo ao, phủ bạt,... nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên diện tích 1.600 m2. Bà Mai vui mừng chia sẻ, nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, nông dân miền biển mặn như bà được giải "cơn khát" vốn khi có nhu cầu tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.
Chủ tịch UBND xã An Thạnh Nguyễn Văn Trường chia sẻ, nhiều năm nay, người dân trên địa bàn xã được Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện vay vốn thuận lợi, kịp thời. Đảng bộ, chính quyền xã đã phối hợp chặt chẽ với cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tích cực triển khai 12 chương trình vay vốn; đồng thời động viên, hướng dẫn bà con vay vốn, sử dụng vốn vay đầu tư phát triển kinh tế, đôn đốc hộ vay vốn thực hiện trả nợ, trả lãi cho ngân hàng đầy đủ, đúng quy định.Đến nay, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt hơn 21,3 tỷ đồng với trên 500 hộ vay; trong đó, chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn trên 5,1 tỷ đồng.
Theo Chủ tịch UBND xã An Thạnh, người dân vay vốn thường để sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi (bò, dê,...), trồng lúa, hoa màu; đặc biệt, phần lớn là đầu tư cải tạo, mở rộng ao đầm phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi, đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh bền vững. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 3,4%. Toàn huyện Thạnh Phú có 18 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có đến 8 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Ông Nguyễn Ngọc Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho hay, trong thời gian qua, vốn tín dụng chính sách đã vươn tới tất cả các tổ nhân dân tự quản, ấp, khu phố của các xã, thị trấn trong toàn huyện giúp hộ nghèo các đối tượng chính sách khác có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi ngưỡng của nghèo đói, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Đây trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện ven biển như Thạnh Phú.
Theo thống kê, từ 2 chương trình tín dụng khi nhận bàn giao (cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm) với tổng dư nợ là hơn 23,5 tỷ đồng khi mới thành lập, quy mô tăng trưởng tín dụng đơn vị ngày càng được mở rộng qua các năm.Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện duyên hải Thạnh Phú đã triển khai 14 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ đạt gần 434 tỷ đồng (tăng 18,4 lần so với năm 2003), với hơn 12.400 khách hàng còn dư nợ. Trong số đó, dư nợ chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 88 tỷ đồng.
* Huy động sức mạnh tổng hợp để giảm nghèo bền vững Riêng tại thành phố Bến Tre, hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6,73% ở năm 2002 đến cuối năm 2021 còn 1,08% (tương đương gần 400 hộ) và 1,03% hộ cận nghèo (379 hộ).Ông Võ Thanh Hồng – Phó Bí thư thường trực Thành ủy thành phố Bến Tre nhận định, tín dụng chính sách xã hội đã thực sự làm thay đổi nhận thức của người nghèo và những cán bộ làm về giảm nghèo trên con đường hỗ trợ người nghèo thoát khỏi ngưỡng cửa nghèo đói.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy thành phố Bến Tre yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh mở rộng huy động các nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức và xã hội; từng bước mở rộng đối tượng chính sách xã hội được vay vốn, tăng cường triển khai các chương trình tín dụng chính sách góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.Đồng thời cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách thành phố ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh nhằm bổ sung nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội.
Bà Ngô Thị Thanh Tâm – Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bến Tre cho biết, đơn vị thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.Trong số đó, Ngân hàng Chính sách xã hội phát tiền vay và thu nợ gốc trực tiếp khách hàng vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tuyên truyền, vận động, thuyết phục hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tự nguyện tham gia tổ tiết kiệm.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được chuyển tải đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ biết xây dựng sinh kế, dự án thoát nghèo, tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, thoát nghèo đa chiều bền vững.
Đến nay, Bến Tre đã tổ chức 153 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn cùng với gần 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động, được xem là cánh tay nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách, tạo cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn bảo đảm công khai, dân chủ, đưa vốn ưu đãi đến với các đối tượng được thụ hưởng kịp thời, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại giao dịch của người dân. Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, tín dụng chính sách đã cho vay 681.894 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với số tiền 10.120 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đảm bảo 100% đối tượng chính sách xã hội đủ điều kiện có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phát huy hiệu quả theo mục tiêu các chương trình tín dụng; tăng trưởng dư nợ ít nhất 10%/năm; dư nợ của phòng giao dịch đạt 760 tỷ đồng, mỗi tổ kiết kiệm và vay vốn đạt 2 tỷ đồng. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm 10%/tổng nguồn vốn; phối hợp, lồng ghép có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội với Đề án thí điểm và đảm bảo an sinh xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đa chiều bền vững, về việc làm, về nông thôn mới và về an sinh xã hội của tỉnh./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bến Tre đặt mục tiêu năm 2025 sẽ có 200 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao
11:13' - 20/09/2022
UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre và thành phố Thủ Đức hợp tác xúc tiến thương mại - đầu tư
18:23' - 16/09/2022
Chiều 16/9 tỉnh Bến Tre và Hội doanh nghiệp thành phố Thủ Đức, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo Thúc đẩy hợp tác xúc tiến thương mại - đầu tư giữa tỉnh Bến Tre và thành phố Thủ Đức.
-
Thị trường
Bến Tre phát triển các sản phẩm có lợi thế
12:35' - 14/09/2022
Bến Tre đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, gắn với ứng dụng công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Kè giảm sóng phát huy hiệu quả ngăn sạt lở bờ biển tại Bến Tre
15:10' - 07/09/2022
Công trình kè giảm sóng bảo vệ bờ biển khu vực Cồn Bửng, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã phát huy hiệu quả ngăn chặn sạt lở bờ biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng yen tăng lên mức cao nhất 6 tháng do lo ngại thuế quan
18:41'
Đồng yen Nhật Bản đã tăng giá mạnh so với đồng USD trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn, xuất phát từ các chính sách thuế quan của Mỹ và nguy cơ trả đũa của các nước.
-
Ngân hàng
Agribank: Lợi nhuận tăng nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh
13:45'
Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023.
-
Ngân hàng
Đồng nội tệ của các nước phát triển lên giá sau thông báo thuế quan của Mỹ
11:22'
Đồng tiền của các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận ngày tăng giá tốt nhất trong hơn hai tuần, giữa lúc đồng USD lao dốc sau thông báo thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank công bố Quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao
11:13'
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank kể từ ngày 03/4/2025.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/4: Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá trung tâm
08:52'
Tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) hôm nay 4/4 bật tăng mạnh.
-
Ngân hàng
Đồng USD giảm mạnh, nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn
21:22' - 03/04/2025
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này giảm 1,6% xuống 102,03 - mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2024.
-
Ngân hàng
Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
19:19' - 03/04/2025
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Khu vực 8, đến cuối tháng 2/2025, dư nợ của các tổ chức tín dụng tại Khu vực 8 đạt 535.688 tỷ đồng, tăng 7.957 tỷ đồng, bằng 1,5% so với cuối năm 2024.
-
Ngân hàng
VPBank hợp tác với GTEL: công nghệ chắp cánh cho sản phẩm tài chính
15:31' - 03/04/2025
VPBank và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá.
-
Ngân hàng
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
15:24' - 03/04/2025
Mức lãi suất cố định chỉ 5,5%/năm trong 3 năm đầu, thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của thị trường, giúp khách hàng yên tâm lên kế hoạch dài hạn mà không lo biến động lãi suất.