Đâu là thế mạnh của Tổng thống Pháp Macron?
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo: đối thủ nguy hiểm nhất của vị Tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp không phải là đối lập hay công đoàn mà là chính bản thân ông.
Trong vòng không đầy 1 năm, ông Emmanuel Macron, một trong số các cố vấn của Tổng thống François Hollande cho đến năm 2014, đã vươn lên tột đỉnh quyền lực nhà nước ở tuổi 39. Chiến lược “không tả không hữu” tức là sử dụng cả “hai chân” đã giúp phong trào “Tiến bước” đánh bại hai đảng tả hữu thay nhau cầm quyền suốt từ năm 1958.
Trên lý thuyết, tân Tổng thống Pháp đang ở thế mạnh để thúc đẩy hoài bão cải cách sâu rộng đất nước với ba dự án từ luật lao động, luật chống khủng bố cho đến đạo đức hóa đời sống chính trị, cho dù gặp chỉ trích từ giới chính trị đối lập hay lo ngại từ một bộ phận công luận.
Đâu là thế mạnh của Tổng thống Macron? Theo nhà chính trị học Jérôme Sainte-Marie, khó có một ai đủ sức cản đường Emmanuel Macron. Với kết quả bầu Quốc hội ngày 18/6 cũng như qua thăm dò công luận, người dân Pháp “không muốn thấy Tổng thống bị cản trở”. Nói chung là “muốn thấy mọi việc được trôi chảy” nhưng cũng không bao dung cho ông “một tuần trăng mật” đúng nghĩa.
Cũng cùng nhận định này, Giáo sư chính trị Thomas Guénolé nghĩ rằng những lời đe dọa của phong trào cực tả Nước Pháp Bất khuất, huy động “dân chúng bất mãn” xuống đường nói dễ, nhưng khó thực hiện. Bởi vì, khác với 20 năm trước, người Pháp hiện nay sẵn sàng ký kiến nghị chống hành pháp, nhưng bớt hăng hái xuống đường.
Hai công đoàn chống dự án cải cách lao động mạnh nhất là CGT và FO cũng tỏ ra thận trọng. Một mặt uy tín của đảng Cộng sản Pháp suy yếu nhiều, mất tính đại diện cho tầng lớp công nhân.
Mặt khác, rút kinh nghiệm thất bại khi chống cải cách luật El Khomri, tên của vị Bộ trưởng Lao động thời Tổng thống Hollande, giới công đoàn biết rõ hạn chế của biện pháp xuống đường. Giải pháp duy nhất là đối thoại với chính phủ.
Hơn nữa, tương quan lực lượng giữa đa số ủng hộ Tổng thống và thiểu số đối lập cũng nghiêng về phía Tổng thống Macron. Theo chuyên gia Jérôme Sainte-Marie, thành phần dân chúng ủng hộ chính quyền mới, thượng lưu, trung lưu thành đạt, tương đối là một khối đồng nhất, không muốn nước Pháp bị nhỡ con tàu toàn cầu hóa.
Nhưng liều thuốc nào cũng có hiệu ứng công phạt. Những tầng lớp yếu thế, thua thiệt đứng bên lề cải cách, sẽ nuôi mầm bất mãn đưa đến căng thẳng tiềm tàng. Cái may và cũng là cái rủi cho Tổng thống Macron là đối lập không đồng nhất vì không phải chỉ có một phe đối trọng mà có đến bốn, năm phe kình chống nhau.
Trong một bài xã luận, nhật báo Mỹ New York Times đã cảnh báo nguy cơ Tổng thống Pháp bị rơi vào chiếc bẫy lạm quyền, thừa thắng vượt lằn ranh đỏ. Cụ thể, trong dự luật chống khủng bố có một số điều khoản không tôn trọng tự do cá nhân.
Nhà phân tích Jérôme Fourquet của viện thăm dò Ifop lưu ý hai điểm: Thứ nhất, người dân Pháp rất tỉnh táo, không bị mê hoặc, tôn sùng thần tượng Macron, để Tổng thống muốn làm gì thì làm. Đành rằng chủ nhân điện Elysée có nhiều tài năng, nhưng mọi người chờ xem diễn tiến cuộc đàm phán giữa chính phủ và công đoàn trong mùa Hè này ra sao.
Thứ hai, điện Elysée nổi tiếng với “hiệu ứng quyền lực tháp ngà”, là nơi chôn vùi uy tín của nhiều vị Tổng thống Pháp, kể cả Tướng De Gaulle, người hùng giải phóng đất nước. Giới thân cận của Tổng thống Macron đã cảnh báo: Chốt chặn duy nhất chống lại tham vọng quyền lực chính là… bản thân Tổng thống.
Trong bài xã luận mang tựa đề “Đa số tuyệt đối, trách nhiệm tối đa”, Le Figaro nhận định cuộc cách mạng “Tiến bước” ào đến như một trận sóng thần. Cánh tả, cánh hữu, cực tả, cực hữu, tất cả những đảng truyền thống trong đời sống chính trị nước Pháp, nếu không bị chìm ngập thì cũng bị rung chuyển.
Trên đống gạch vụn của “thế giới cũ xưa” này, một thế hệ mới đã nổi lên nắm lấy quyền lực của ngành lập pháp hôm nay, như đã nắm được chính quyền hôm qua. Đây là sự kiện chưa từng thấy từ năm 1958 đến nay.
Tuy đã từng có tình trạng đa số tuyệt đối trong Quốc hội, nhưng đó là nhờ sự liên minh của các đảng chính trị, chứ một đảng nắm độc quyền thì chưa có tiền lệ. Tổng thống Macron nay chẳng cần đến ai khác để lập đa số. Đảng Cộng hòa Tiến bước chưa hề hiện hữu trước đó, và các dân biểu của đảng này được bầu lên nhờ gắn với tên ông.
Chưa bao giờ một Tổng thống được toàn quyền hành động như thế. Tuy nhiên Le Figaro nhắc nhở, với tỷ lệ cử tri vắng mặt cao trong kỳ bầu cử Tổng thống lẫn Quốc hội, chưa bao giờ một Tổng thống có quyền lực như thế lại dựa trên một cơ sở bó hẹp đến vậy.
Nếu một nước Pháp hầu hết là thị dân, có thu nhập khá sẵn sàng ủng hộ những cải cách của ông Macron, thì còn có một nước Pháp khác là dân ngoại ô có cuộc sống khiêm tốn, (66% công nhân và 61% nhân viên không đi bầu vòng một Quốc hội), đứng bên ngoài sự hồ hởi của giới tinh hoa.
Họ không chống đối ông, nhưng thất vọng với cả cánh tả lẫn cánh hữu, họ chờ đợi. Và các cử tri này sẵn sàng nhảy sang khuynh hướng cực đoan, một khi không có dịp bày tỏ chính kiến bằng lá phiếu (hai năm nữa mới có kỳ bầu cử mới), họ có thể sử dụng những hình thức chống đối khó kiểm soát hơn.
Nhắc lại những kết thúc đáng buồn của các đa số tuyệt đối từ thời vua Louis 18 cho đến Jacques Chirac năm 1987, tờ báo cho rằng Emmanuel Macron đang trên đà thắng lợi, khó thể lắng nghe những lời cảnh báo. Nhưng từ nay ông cần biết rằng việc nắm trọn quyền hành có cái giá của nó.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử hạ viện Pháp: Đảng của Tổng thống E.Macron giành đa số ghế
12:38' - 19/06/2017
Theo kết quả kiểm phiếu vòng 2, vòng cuối cùng cuộc bầu cử hạ viện Pháp công bố trưa 19/6, đảng Nền Cộng hòa Tiến bước (LREM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giành đa số phiếu áp đảo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp E. Macron và kế hoạch hiện đại hóa quản lý hành chính công
06:30' - 13/06/2017
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang xem xét việc cắt giảm biên chế trong các cơ quan hành chính nhằm nâng cao trách nhiệm của công chức trong bộ máy công quyền.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gia hạn tình trạng báo động khẩn cấp
17:51' - 24/05/2017
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia tới ngày 1/11.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Macron có tận dụng được cơ hội phát triển mới cho Pháp?
05:30' - 19/05/2017
Chiến thắng của ông Emmanuel Macron đã mở ra cơ hội phát triển mới cho nước Pháp cũng như cho cả châu Âu. Vấn đề là liệu ông có thể tận dụng được cơ hội này để biến chiến thắng thành thành công?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.