Dầu nhiên liệu “lên ngôi” ở châu Á

06:30' - 06/11/2020
BNEWS Nhu cầu dầu nhiên liệu ở châu Á đã tăng trở lại trên mức trước dịch COVID-19 mà nguyên nhân do lưu lượng tàu chở dầu giảm khi các nhà sản xuất Trung Đông cắt giảm xuất khẩu.

Các nhà phân tích và các nhà giao dịch cho biết lợi nhuận từ việc sản xuất dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (VLSFO) của các nhà máy lọc dầu châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng vào tuần này giữa bối cảnh việc cắt giảm sản lượng khiến nguồn cung bị thắt chặt, trong khi nhu cầu xuất nhiên liệu ở các cảng đã trở lại mức trước đại dịch COVID-19.

Xu hướng này có thể sẽ duy trì trong những tháng còn lại của năm, qua đó khuyến khích các nhà lọc dầu châu Á ưu tiên sản xuất VLSFO, cùng với naphtha, nguyên liệu dùng để sản xuất các sản phẩm hóa dầu, khi nhu cầu cũng đã tăng lên.

Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, giá VLSFO giao kỳ hạn tháng 12/2020 được giao dịch cao hơn giá dầu Dubai khoảng 9,43 USD/thùng trong phiên 3/11, mức cao nhất kể từ ngày 10/4.

Không giống như các loại nhiên liệu tinh chế khác như xăng, dầu sưởi ấm và nhiên liệu máy bay, vốn đã bị ảnh hưởng bởi các hạn chế đi lại được áp đặt trong đại dịch COVID-19, nhu cầu nhiên liệu cặn (dư thừa) trong vận chuyển và sản xuất điện tương đối ổn định.

Sri Paravaikkarasu, Giám đốc phụ trách dầu mỏ châu Á của FGE, cho biết các cảng trên thế giới đang chứng kiến nhu cầu dầu nhiên liệu tăng mạnh.

Một nhà kinh doanh dầu nhiên liệu có trụ sở tại Singapore cho biết nhu cầu dầu nhiên liệu ở châu Á đã tăng trở lại trên mức trước dịch COVID-19 mà nguyên nhân do lưu lượng tàu chở dầu giảm khi các nhà sản xuất Trung Đông cắt giảm xuất khẩu.

Trung tâm khai thác mỏ lớn nhất thế giới Singapore đã công bố tổng doanh số bán nhiên liệu hàng hải tăng 6% trong thời gian từ tháng 1-9/2020./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục