Đâu sẽ là động lực chính cho kinh tế Trung Quốc năm 2022?
* Vị thế khó lay chuyển của xuất khẩu
Bà Mattie Bekink, Giám đốc phụ trách thị trường Trung Quốc tại diễn đàn dành riêng cho các nhà lãnh đạo tài chính Economist Intelligence Corporate Network, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều năm đã phát tín hiệu rằng họ muốn dừng sự phụ thuộc vào xuất khẩu như nguồn lực tăng trưởng chính và chuyển hướng tới tiêu dùng nội địa để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng chuyên gia này khẳng định điều đó chưa hề xảy ra trong đại dịch COVID-19. Vì vậy, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc phần lớn vẫn dựa vào việc trở lại mô hình định hướng theo xuất khẩu trước đi, trong khi tiêu dùng vẫn còn “chậm nhiệt”. Bà viện dẫn số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) rằng vào năm 2020, xuất khẩu ròng đóng góp tỷ trọng lớn nhất tính từ năm 1997 cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Trong khi đó, tiêu dùng thậm chí vẫn chưa phục hồi về xu hướng trước khi dịch COVID-19 bùng phát.Bất chấp sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kỳ đại dịch, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng từ 523,99 tỷ USD vào năm 2020 lên 676,43 tỷ USD vào năm 2021 - mức cao nhất được ghi nhận có từ năm 1950 theo thống kê từ nhà cung cấp dữ liệu tài chính hàng đầu Trung Quốc Wind information.
Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy GDP trong năm 2021 của nước này tăng 8,1%, tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ qua. NBS cho rằng mức tăng trưởng trên cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.Song tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý IV/2021 có phần chậm lại, chỉ ở mức 4%. Mức này cao hơn so với mức dự báo, song lại là mức tăng trưởng yếu nhất trong vòng một năm rưỡi qua
Chia sẻ quan điểm của chuyên gia Bekink, bà Zerlina Zeng, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại công ty nghiên cứu thị trường CreditSights nhận định xuất khẩu vẫn sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng rất quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2022. Trong khi đó, nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là lực cản đối với nền kinh tế do chính sách “zero COVID” của Trung Quốc đã dẫn đến nhiều hạn chế đi lại trong nước, bao gồm cả việc đóng cửa thành phố Tây An vào cuối tháng 12 vừa qua. Số liệu thống kê chính thức công bố hôm thứ Hai cho thấy doanh số bán lẻ trong tháng 12/2021 của Trung Quốc đã thấp hơn kỳ vọng và chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ một năm trước. * Chi tiêu nội địa phục hồi chậmÔng Steve Cochrane, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại công ty chuyên phân tích - nghiên cứu thị trường Moody’s Analytics nhận xét với chính sách “zero COVID” và các hạn chế đi lại được tái áp đặt, chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán sắp bắt đầu vào đầu tháng Hai năm nay tại Trung Quốc dự kiến cũng sẽ khá yếu.
Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm của Trung Quốc, với hàng triệu người trên khắp đất nước về lại nhà cùng những người thân yêu để tham gia lễ hội mùa Xuân. Nhưng với tâm lý người tiêu dùng vẫn còn nhiều bất ổn và hoạt động tuyển dụng còn trầm lắng, Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Bà Zeng cho biết đó lý do tại sao Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã đi trước trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ, bao gồm cắt giảm lãi suất cơ bản cũng như “bơm” ròng thanh khoản trung và dài hạn. Mới đây nhất vào ngày 20/1, PBoC đã cắt giảm lãi suất cơ bản của khoản vay kỳ hạn 1 năm xuống còn 3,7%, so với mức 3,8% sau đợt cắt giảm 0,05 điểm phần trăm hồi tháng 12/2021. Lãi suất của gói vay kỳ hạn 5 năm cũng giảm 0,05 điểm phần trăm xuống còn 4,6%. Đây là đợt cắt giảm loại lãi suất này đầu tiên của PBoC kể từ tháng 4/2020.Trước đó vào ngày 17/1, PBoC đã cắt giảm chi phí của các khoản cho vay trung hạn lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020. Cụ thể, PBoC đã cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản từ 2,95% xuống 2,85% của các khoản vay trị giá 700 tỷ NDT (110,19 tỷ USD) thông qua công cụ cho vay trung hạn (MLF) một năm đối với nhiều thể chế tài chính.
Với 500 tỷ NDT các khoản vay MLF sẽ đến hạn trong ngày 17/1, quyết định trên đã giúp “bơm” vào hệ thống ngân hàng 200 tỷ NDT. Ngoài ra, PBoC cũng giảm lãi suất của các thỏa thuận mua lại đảo ngược kỳ hạn bảy ngày từ 2,2% xuống 2,1%.
Động thái trên của PBoC diễn ra giữa bối cảnh lo ngại ngày một gia tăng về sự giảm tốc tăng trưởng của của nền kinh tế Trung Quốc. Lãi suất cho vay cơ bản ảnh hưởng đến lãi suất cho vay đối với các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình trong nước. Nhà phân tích Cochrane của Moody’s tỏ ra không ngạc nhiên trước những động thái hỗ trợ nêu trên. Trong tương lai, khi nhiều yếu tố bất ổn còn tồn tại, Chính phủ Trung Quốc có thể tăng bổ sung thanh khoản và cắt giảm thêm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này./.Tin liên quan
-
Tài chính
Mỹ chưa sẵn sàng giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
09:33' - 20/01/2022
Ngày 19/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định vẫn còn quá sớm để đưa ra các cam kết dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Những thử thách mới đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
05:30' - 20/01/2022
Việc tiếp tục chiến lược “Không COVID-19” đã khiến Trung Quốc phải trả giá về kinh tế trong năm 2021.
-
Tài chính
Giá đồng tăng trước khả năng Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa
21:30' - 19/01/2022
Giá đồng tại London tăng trong phiên 19/1, nhờ khả năng chính sách tiền tệ được nới lỏng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại nhiều nhất thế giới, dù đà tăng bị hạn chế do đồng USD mạnh lên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc: Tăng lãi suất nhanh sẽ làm chậm phục hồi kinh tế toàn cầu
10:14' - 19/01/2022
Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nếu các nền kinh tế hãm phanh hoặc điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hình chữ U, sẽ có những tác động tiêu cực không nhỏ.
-
Chuyển động DN
Starbucks hợp tác với Meituan để giao hàng ở Trung Quốc
08:02' - 19/01/2022
Chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks đang hợp tác với "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Meituan để phát triển các lựa chọn giao hàng tại thị trường lớn thứ hai của hãng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 2: Tham vọng của Zambia
06:30' - 17/05/2025
Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Tổng thống Hakainde Hichilema đã nỗ lực ổn định nền kinh tế đất nước. Mặc dù đã tái cấu trúc nợ thành công, tình hình tài chính của Zambia vẫn căng thẳng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 1: Tìm kiếm quan hệ đối tác mới
05:30' - 17/05/2025
Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả quan hệ đối tác với Zambia, cần neo chặt hơn vào khái niệm chung về chiến lược nguyên liệu thô của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế khu vực APEC được dự báo tăng trưởng chậm lại
14:00' - 16/05/2025
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự báo nền kinh tế của khu vực này sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
Những nỗ lực định hình lại hoạt động vận chuyển toàn cầu
06:30' - 16/05/2025
Khi khối lượng hàng hóa tăng lên không ngừng, các hành lang thay thế các tuyến đường thủy nhân tạo như cầu đất liền hoặc "kênh cạn" trở nên khả thi hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Điểm gắn kết giữa Nga và Trung Quốc
05:30' - 16/05/2025
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngoài việc tham dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, còn gồm nhiều cuộc thảo luận về vấn đề chính trị kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Nghịch lý của đồng USD
05:30' - 16/05/2025
Tuần báo Le Point (Pháp) đăng bài viết nhận định về nghịch lý của đồng USD.