Những thử thách mới đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Theo tác giả bài viết đăng trên báo The Straits Times số ra gần đây, sự xuất hiện của biến thể Omicron ở Trung Quốc và sự lan rộng của các ca nhiễm COVID-19 ở trong nước là một đòn giáng mạnh vào “người khổng lồ” châu Á này, trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách giữ ổn định nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Sự lây lan mạnh của loại biến thể này sẽ là thử thách lớn đối với cách tiếp cận “Không COVID-19" (Zero COVID-19) của Trung Quốc.
Biến thể Omicron đã làm gia tăng tình trạng bất ổn vào thời điểm vốn đã khắc nghiệt đối với nền kinh tế Trung Quốc. Quả thực, sau khi nhanh chóng phục hồi vào năm 2020 thông qua các biện pháp như cách ly, phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn virus SARS-CoV-2, Trung Quốc đã mất đà tăng trưởng trong phần lớn năm 2021, một phần do chính các chính sách của nước này.
Trong khi cách tiếp cận “Không COVID-19” đồng nghĩa với việc năm 2020 Trung Quốc nằm trong số những quốc gia đầu tiên thoát khỏi những trở ngại của dịch bệnh để phục hồi từ tình trạng suy thoái kinh tế, việc tiếp tục chiến lược này đã khiến Trung Quốc phải trả giá về kinh tế trong năm 2021.
Các đợt phong tỏa định kỳ đã làm giảm sức tiêu dùng và dẫn đến sự đứt gãy về chuỗi cung ứng khi các nhà máy và cảng biển phải đóng cửa tạm thời. Cuộc khủng hoảng năng lượng vào năm ngoái, một phần là kết quả của những chính sách hạn chế phát thải khí carbon nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, dẫn đến ngừng sản xuất ở một số nơi.
Những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm đòn bẩy cho lĩnh vực bất động sản bị mắc nợ cao cũng đã làm chậm lại sự tăng trưởng của một lĩnh vực chiếm khoảng 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Việc Chính phủ nước này lựa chọn năm 2021 để “chấn chỉnh” các lĩnh vực công nghệ, giáo dục và giải trí đã không giúp ích được gì nhiều. Động thái này đã khiến nhiều cổ phiếu sụt giá mạnh và các đợt sa thải nhân viên rất lớn. Sau đó là cuộc chiến thương mại và công nghệ đang diễn ra với Mỹ.
Không có gì ngạc nhiên khi sau một sự khởi đầu tương đối tốt của nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2021 – với mức tăng trưởng hàng năm đạt 18,3% trong quý I/2021, mọi thứ đã trở nên xấu đi với mức tăng trưởng giảm xuống còn 4,9% trong quý III/2021. Tỷ lệ thất nghiệp tăng tới 5%.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2022 từ 5,4% xuống còn 5,1%. WB nhận định rủi ro đối với tăng trưởng có thể gia tăng, ví dụ như các đợt bùng phát làn sóng COVID-19 mới và sự sụt giảm kéo dài của lĩnh vực bất động sản.
Morgan Stanley mới đây đã cảnh báo rằng phí tổn của chiến lược “Zero COVID-19”, trong bối cảnh bùng phát làn sóng Omicron, có thể sẽ lớn hơn lợi ích vì sự gián đoạn sâu hơn đối với các dịch vụ, cùng với những lĩnh vực khác.
Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ những thách thức sẽ phải đối mặt. Một hội nghị công tác về kinh tế tháng 12/2021 đã xác định ba áp lực là nhu cầu đang bị thu hẹp, các cú sốc về nguồn cung và những kỳ vọng suy yếu. Hội nghị cũng đã đặt ưu tiên vào việc giữ ổn định nền kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ nới lỏng một số chính sách đã làm suy yếu nền kinh tế và sử dụng các công cụ kinh tế khác để đạt được các mục tiêu của mình. Tuy nhiên, kết quả xử lý tốt các đợt bùng phát COVID-19 cũng sẽ quyết định sự thành công của nước này. Thế giới sẽ dõi theo những diễn biến ở Trung Quốc khi nước này vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc: Tăng lãi suất nhanh sẽ làm chậm phục hồi kinh tế toàn cầu
10:14' - 19/01/2022
Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nếu các nền kinh tế hãm phanh hoặc điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hình chữ U, sẽ có những tác động tiêu cực không nhỏ.
-
Thị trường
Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất than duy trì sản lượng trong Tết Nguyên đán
15:23' - 18/01/2022
Trung Quốc sẽ yêu cầu các công ty khai thác than duy trì sản lượng bình thường trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2022
15:08' - 18/01/2022
Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi trong năm 2021 với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong một thập kỷ, chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục "lao dốc"
13:49' - 18/01/2022
Đà "lao dốc" của thị trường bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục trong tháng 12/2021, là một nguyên nhân góp phần khiến tăng trưởng kinh tế giảm tốc.
-
Kinh tế Thế giới
Khi những "cơn gió ngược" thổi về Trung Quốc
12:43' - 18/01/2022
Bước sang năm 2022 kinh tế Trung Quốc lại đứng trước nhiều thách thức khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP nước này chỉ tăng 5,1%, tốc độ tăng trưởng chậm thứ hai kể từ năm 1990.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30'
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 2: Tham vọng của Zambia
06:30' - 17/05/2025
Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Tổng thống Hakainde Hichilema đã nỗ lực ổn định nền kinh tế đất nước. Mặc dù đã tái cấu trúc nợ thành công, tình hình tài chính của Zambia vẫn căng thẳng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 1: Tìm kiếm quan hệ đối tác mới
05:30' - 17/05/2025
Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả quan hệ đối tác với Zambia, cần neo chặt hơn vào khái niệm chung về chiến lược nguyên liệu thô của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế khu vực APEC được dự báo tăng trưởng chậm lại
14:00' - 16/05/2025
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự báo nền kinh tế của khu vực này sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
Những nỗ lực định hình lại hoạt động vận chuyển toàn cầu
06:30' - 16/05/2025
Khi khối lượng hàng hóa tăng lên không ngừng, các hành lang thay thế các tuyến đường thủy nhân tạo như cầu đất liền hoặc "kênh cạn" trở nên khả thi hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Điểm gắn kết giữa Nga và Trung Quốc
05:30' - 16/05/2025
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngoài việc tham dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, còn gồm nhiều cuộc thảo luận về vấn đề chính trị kinh tế.