ĐBQH góp ý kiến về Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ
Tại phiên họp chiều ngày 20/5 - ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, các đại biểu Quốc hội đã có nhiều ý kiến đóng góp liên quan tới dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo tờ trình trước Quốc Hội.
Theo đó, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều nhất trí, tán thành về tính cần thiết ban hành luật sửa đổi; phạm vi điều chỉnh và nội dung sửa đổi bổ sung của 2 luật nói trên; cũng như các trình tự thủ tục và lộ trình ban hành... nhằm phù hợp với tình hình mới khi Việt Nam cần thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế khi các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thực thi. Bên lề Quốc hội, nhiều đại biểu nhận định, Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ là 2 đạo luật mang tính chuyên ngành cao, nhiều khái niệm chuyên môn được sử dụng trong dự thảo luật sửa đổi.Để luật sửa đổi có thể dễ dàng được "tiếp thu" và có tính thực tiễn cao; đồng thời nhanh chóng đưa luật vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Bộ chủ quản cần nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hóa hơn nữa các vấn đề còn nổi cộm để phản ánh đúng thực trạng bất cập, từ đó mới có hướng sửa đổi đúng trọng tâm, đúng nội dung và đúng vấn đề cần điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiều đại biểu đóng góp ý kiến cho rằng, với dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm chỉ mới đề cập tới yêu cầu phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà không quy định rõ cơ chế thực hiện.Vì thế sẽ không đảm bảo được ý nghĩa thực tiễn của việc mua bảo hiểm. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thể lợi dụng quy định này chỉ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với mức rất thấp để đối phó.
Khi rủi ro xảy ra không đảm bảo an toàn tài chính cho cả tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ bảo hiểm hay các khách hàng... Vì lẽ đó, nhiều đại biểu kiến nghị bổ sung một số quy định cụ thể về thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp của các tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Hay như điều kiện quy định cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có trình độ đại học hoặc trên đại học, được hiểu là phải có trình độ chuyên môn cao hoặc được cấp chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp. Như vậy là chưa đảm bảo tương xứng với yêu cầu chuyên môn. Ngay như việc yêu cầu có bằng trên đại học cũng là không cần thiết vì luật chỉ xác định tiêu chuẩn tối thiểu là trình độ đại học trở lên. Do đó, đề nghị chỉnh lý lại yêu cầu văn bản chứng chỉ yêu cầu đào tạo và điều kiện cho phù hợp trình độ chuyên môn của dịch vụ tư vấn bảo hiểm... Đại biểu Nguyễn Hòa Bình, đoàn Quảng Ngãi nhận định, kinh doanh bảo hiểm và sở hữu trí tuệ là 2 vấn đề có hiệu lực ngay khi thi hành CPTPP. Vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan tới nhiều lĩnh vực như pháp luật hình sự, dân sự....; trong đó, cụ thể hóa bởi những hành vi vi phạm về nhãn hiệu, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái....Dự thảo luật đã nêu khá đầy đủ các loại hình vi phạm liên quan tới sở hữu trí tuệ, song những nội dung xử lý, quy trình thủ tục và cách thức tiến hành hay chế tài xử lý vi phạm... vẫn còn là khoảng trống. Theo ông Bình, nên chăng cần có sự tham vấn của các chuyên gia tư pháp để có góc nhìn đa chiều hơn trong việc hoàn thiện luật. Từ đó mới nhanh chóng khắc phục được nhiều khe hở, những vấn đề còn khiếm khuyết của luật hiện hành.
Tương tự, hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng đã có luật rồi, cũng đã có quy định cho những dịch vụ phát sinh xung quanh bảo hiểm như môi giới bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, giám định bảo hiểm, giám định thiệt hại...CPTPP yêu cầu phải đưa toàn bộ các loại hình dịch vụ phụ trợ cho kinh doanh bảo hiểm vào trong luật. Ông Bình cho rằng, vấn đề đặt ra là cần rà soát xem các hoạt động hỗ trợ bảo hiểm đã được liệt kê chưa, có các hình thức nào để kiểm soát được hay chưa. Đơn cử như hoa hồng bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ thì hoa hồng là rất lớn. Lớn tới mức hiện nay nhiều trường hợp ta đang sử dụng nhiều quyết định hành chính để can thiệp, để ngăn cản...dẫn tới một loạt vụ án hình sự phát sinh do quy định về hoa hồng bảo hiểm. Đó chính là lý do vì sao, Luật Kinh doanh Bảo hiểm cần phải được xem xét lại để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.Đại biểu Dương Xuân Hòa, đoàn Lạng Sơn đặt vấn đề, hiện nay, cơ chế giám sát trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang không rõ ràng, nên đã có rất nhiều vụ việc phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn đã xảy ra như thời gian vừa qua.
Mặc dù, dự thảo luật sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm đã có đề cập đến yêu cầu giám sát một số nội dung hoạt động nghiệp vụ, nhưng cơ chế giám sát ra sao thì chưa thấy được nêu. Ngoài ra, hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ kinh doanh bảo hiểm lại càng không rõ ràng.
Riêng về dự thảo Luật Sở hữu Trí tuệ, đại biểu Dương Xuân Hòa không đồng tình với khái niệm chi phí hợp lý trong xử lý các vi phạm liên quan tới sở hữu trí tuệ giữa các bên. Nội dung này từng được đề cập trước đây và nay tiếp tục được đưa vào dự thảo luật sửa đổi. Khái niệm thế nào là chi phí hợp lý rất không rõ ràng, có thể là thỏa đáng với người này nhưng không có nghĩa là thỏa đáng với người kia nhất là khi đưa ra tòa phán xử và sẽ rất khó khăn trong việc xử lý tranh chấp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng Quốc hội sẽ giải quyết nhiều vấn đề quan trọng
17:59' - 20/05/2019
Ngày 20/5, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, những tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Kiên định mục tiêu, củng cố nền tảng vĩ mô
12:05' - 20/05/2019
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội vào sáng 20/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Xem xét, thông qua 7 dự án luật
10:07' - 20/05/2019
Sáng 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.