ĐBSCL gỡ "điểm nghẽn" để phát triển bền vững
Đánh giá các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, đề xuất phương pháp tính toán và xây dựng nguồn lực khả thi cho Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới; xác định lĩnh vực, chương trình, dự án ưu tiên tập trung bố trí hỗ trợ đầu tư...
Đây là những vấn đề hết sức quan trọng, cấp thiết, góp phần tháo gỡ các "điểm nghẽn" để Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển nhanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bố trí nguồn lực, thu hút vốn FDI
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư công trong kế hoạch trung hạn vào Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (chưa bao gồm 10% dự phòng) là gần 194.000 tỷ đồng, chiếm 16,53% so với cả nước.
Nguồn vốn này được đầu tư theo một số lĩnh vực cụ thể như: lĩnh vực nông nghiệp, bố trí vốn kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016-2020 đạt hơn 28.000 tỷ đồng; lĩnh vực giao thông là gần 33.000 tỷ đồng; lĩnh vực y tế đạt 947,5 tỷ đồng và các địa phương trong vùng đều đã được đầu tư bệnh viện đa khoa tỉnh với trang thiết bị khá hiện đại, đồng bộ…
Nhằm đẩy mạnh phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang rà soát, tổng hợp để báo cáo Chính phủ cân đối nguồn lực, trình cơ quan có thẩm quyền ưu tiên bố trí vốn cho các dự án cấp bách của vùng trong lĩnh vực giao thông, biến đổi khí hậu từ nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn 2016-2020.
Bộ cũng đang tiếp tục làm việc với các đối tác phát triển, các nhà tài trợ để đề xuất một số dự án mới triển khai trong giai đoạn 2021-2025 cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính lũy kế đến ngày 20/5/2019, trên địa bàn các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 1.589 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,3 tỷ USD, chiếm 6,4 % tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước và xếp thứ 4 trong 6 vùng của cả nước.
Từ khi triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, trong năm 2018, đầu tư nước ngoài vào vùng đạt 2,59 tỷ USD, chiếm trên 7,1 % tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 95,2% so với năm 2017 và tăng 10,7% so với năm 2016.
Riêng trong 5 tháng đầu năm 2019, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút được 68 dự án cấp mới, 36 dự án còn hiệu lực điều chỉnh vốn và 106 lượt dự án góp vấn, mua cổ phần; thu hút được 1,04 tỷ USD, chiếm trên 6,2 tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước và tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2018...
Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay vẫn chưa có nguồn vốn bố trí riêng cho các nhiệm vụ liên kết vùng. Các quy định hiện hành chưa có quy định ưu tiên xây dựng một cơ chế tài chính riêng cho hoạt động liên kết tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, một số ngành, lĩnh vực của từng địa phương còn phát triển theo hướng riêng lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ, thống nhất trong toàn vùng.
Việc triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư chưa đạt hiệu quả như mong muốn, vẫn còn bất cập, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách cũng như quy hoạch phát triển của vùng.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
Tại hội nghị đánh giá 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất phân bổ 45.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 2 tỷ USD) cho khu vực này trong 5 năm tới.
Điều này nhằm đẩy nhanh các dự án cấp bách; trong đó, một nửa lấy từ ngân sách, còn lại huy động từ những nguồn lực khác.
Chấp thuận với đề xuất này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các bộ, ngành và tỉnh, thành nghiên cứu cơ chế huy động vốn, thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính, tạo lập các nguồn vốn đầu tư phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn là vùng trũng về cơ sở hạ tầng, nhất là cảng nước sâu, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ… Vì vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho vùng này sẽ là nòng cốt để từ đó lan tỏa sang các lĩnh vực khác.
Còn ông Lê Quang Mạnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế.Việc quy hoạch, liên kết vùng bài bản, hiệu quả là một yếu tố để thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn không hoàn lại cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bày tỏ, quy hoạch, điều phối và tài chính là những vấn đề quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long.Liên quan đến quy hoạch vùng và huy động nguồn lực, cần có cơ chế tổ chức hiệu quả hơn để điều phối vùng, nhằm đảm bảo xây dựng và thực hiện quy hoạch có hiệu quả.
Sự phối hợp chặt chẽ hơn trong vùng sẽ giúp phản ánh các ưu tiên chung của các tỉnh và thành phố tại Đồng bằng sông Cửu Long vào bản Quy hoạch.Ngoài ra, cơ cấu thể chế cũng cần đảm bảo giám sát quá trình thực hiện Quy hoạch vùng và có thẩm quyền huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư ưu tiên trong vùng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, để huy động nguồn lực và thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, Bộ tiếp tục rà soát, tổng hợp danh mục các chương trình, dự án liên kết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch vùng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn năm 2050; đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn khi có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền. Bộ cũng đề xuất xây dựng cơ chế tài chính riêng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ đầu tư vào các hoạt động liên kết vùng như nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi… trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, thủy lợi, tài nguyên nước; hỗ trợ các hoạt động nhiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và điều phối vùng.Cùng đó, tiếp cận các quỹ quốc tế như: quỹ Khí hậu xanh, Quỹ Môi trường toàn cầu, nguồn vốn Tín dụng xanh… để bổ sung thêm lượng vốn khác bên cạnh các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước để thúc đẩy sự đầu tư phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp quy về đầu tư và doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.Sớm hoàn thành các cơ chế, giải pháp khuyến khích sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm đưa dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vào hoạt động
10:48' - 19/06/2019
Tỉnh Tiền Giang đang tích cực giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho doanh nghiệp thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành đưa tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long
21:12' - 18/06/2019
Phát triển theo 3 vùng sinh thái, đồng thời tăng cường liên kết vùng là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hướng đến chinh phục biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
21:00' - 18/06/2019
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng được thể hiện rõ nét, thiên tai liên tiếp xảy ra, nhiều cơn bão lớn xuất hiện với mật độ dày đặc, nhiệt độ không khí tăng lên kỷ lục ở Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...