Thủ tướng: Hướng đến chinh phục biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 18/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đạt được sau hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, đồng thời, xác định các vấn đề đang tồn tại, hạn chế; xác định nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm có quy mô vùng, có tính lan tỏa và bảo đảm tính bền vững, cũng như giải pháp có tính hệ thống và nguồn lực thực hiện trong thời gian tới. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất do biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Thực tế hiện nay, những biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng được thể hiện rõ nét, thiên tai liên tiếp xảy ra, nhiều cơn bão lớn xuất hiện với mật độ dày đặc, nhiệt độ không khí tăng lên kỷ lục ở Việt Nam.Riêng Đồng bằng sông Cửu Long, những năm gần đây thường xuyên xuất hiện lũ lớn ở thượng nguồn, triều cường vượt mốc lịch sử gây thiệt hại lớn cho kinh tế, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.
Điều đáng lo ngại, nhiều người dân chưa nhận thức được thách thức này, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng đối phó với vấn đề thiên tai, biến đổi khí hậu, vì vậy, vẫn chưa có hành động cụ thể trong việc xây dựng, phát triển nền nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Biến đổi khí hậu là thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển của một quốc gia, một khu vực nhưng đồng thời cũng chứa đựng những cơ hội mới cho sự chuyển hướng phát triển.Dẫn chứng với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, những tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn là thách thức đối với ngành trồng lúa nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi và chế biến tôm, trong khi đó, hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng từ xuất khẩu tôm cao hơn rất nhiều so với trồng lúa truyền thống.
Vì vậy, mục tiêu thời gian tới không phải là đối phó, chống lại biến đổi khí hậu, mà là chinh phục, thích ứng, biến thách thức thành cơ hội để tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng bền vững, thuận theo quy luật tự nhiên.
Đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 120, người đứng đầu Chính phủ cho rằng: Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai, đi đúng hướng, mang lại hiệu quả bước đầu. Thời gian tới cần có giải pháp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu, lan tỏa rộng rãi những mô hình, cách làm hiệu quả theo phương châm: Chính phủ thúc đẩy, doanh nghiệp hành động và người dân hưởng ứng.Trong đó, Chính phủ bố trí lại, bổ sung nguồn lực, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế hành động bằng cách đầu tư vào các dự án cụ thể, xây dựng được các thương hiệu có giá trị. Người dân hưởng ứng thông qua việc nâng cao nhận thức, tích cực tham gia vào các hoạt động tái cơ cấu sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu quy hoạch lại vùng sản xuất lúa, thủy sản, trái cây phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng hệ sinh thái sản xuất, giảm chi phí giao dịch, tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Đối với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu, các địa phương cần hợp tác, chia sẻ các công trình, thành tựu nghiên cứu có thể triển khai áp dụng vào thực tế. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thị trường vốn của Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đang kém phát triển và là "điểm nghẽn" trong việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án ứng phó biến đổi khí hậu.Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu cơ chế huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng hiệu quả để phát triển. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư cho hạ tầng để cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa, đưa ngân sách chi cho ứng phó biến đổi khí hậu thành khoản chi chính thức cho các địa phương.
Đối với các địa phương, cần thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc và hợp tác để ứng phó với biến đổi khí hậu. Thành phố Hồ Chí Minh làm “nhạc trưởng” điều phối cơ chế liên kết vùng, đi tiên phong trong thực hiện Hiệp ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tập hợp các giải pháp, ý tưởng của các Bộ, ngành và các chuyên gia sớm trình Thủ tướng ban hành chỉ thị hành động cho chương trình phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu thời gian tới. Xác định các chương trình chiến lược, dự án cấp bách Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 19% dân số của cả nước, đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông nhưng đang chịu sự tác động kép của biến đổi khí hậu, các hoạt động ở thượng nguồn và phát triển nội tại thiếu hợp lý.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế, đời sống của người dân.
Việc phát triển kinh tế với cường độ cao ở các địa phương trong vùng gây ra nhiều hệ lụy, như: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, xâm thực bờ biển, diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ bị chặt phá, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc bị suy thoái nặng nề cùng với việc khai thác bùn cát quá mức, xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách.Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, qua 2 năm triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP, tăng trưởng GDP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt mức ấn tượng là 7,8% (năm 2018) cao nhất trong 4 năm trở lại đây và cao hơn bình quân chung cả nước (7,08%). Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng lần đầu tiên đạt 15,7 tỷ USD.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo tiểu vùng đạt được một số kết quả tích cực, an sinh xã hội được quan tâm, việc làm được cải thiện, sinh kế của người dân từng bước được chuyển đổi theo hướng bền vững. Hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư, xây dựng, tăng cường kết nối liên vùng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, các cụm tuyến dân cư vượt lũ.
Diện mạo nông thôn được khởi sắc, có nhiều đổi mới, tính đến hết tháng 6 năm 2019, toàn vùng có 528 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 41,06%), bình quân đạt 15,43 tiêu chí/xã (mức bình quân chung của cả nước là 15,26 tiêu chí/xã).
Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP vẫn còn một số hạn chế, như: Chưa có cơ chế để các địa phương lựa chọn được những vấn đề liên vùng, qua đó đề xuất được những dự án lớn, có sức lan tỏa, tạo xung lực cho phát triển kinh tế - xã hội như hạ tầng, giao thông.Tư duy phát triển thuận thiên, theo 3 vùng kinh tế sinh thái chậm được triển khai, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch còn thiếu tổng thể. Đồng bằng sông Cửu Long chưa hình thành được cơ chế, giải pháp đột phá thu hút nguồn lực đầu tư từ khối tư nhân và xã hội mà chủ yếu dựa vào nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tài trợ ODA...
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để thúc đẩy triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP, vấn đề cấp bách đặt ra là cần sớm nghiên cứu hình thành thể chế phù hợp cho Đồng bằng sông Cửu Long có đủ thẩm quyền đại diện cho khu vực trong việc xác định trọng tâm ưu tiên phát triển, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, xây dựng các dự án đầu tư cho các công trình mang lại lợi ích liên vùng.Bên cạnh đó, cần xác định được nguồn vốn để thực hiện các chương trình, dự án tạo ra sự chuyển đổi, giải quyết căn cơ về hạ tầng giao thông, thủy lợi cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ cốt lõi như: Xây dựng, thực hiện các dự án lớn; phát triển hạ tầng đa mục tiêu: giao thông, thủy lợi, thích ứng với biến đổi khí hậu để tạo ra chuyển đổi quy mô lớn. Thực hiện quy hoạch tổng thể về đất đai, tài nguyên nước, không gian biển làm định hướng để các bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng như tạo cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư, tăng cường kết nối liên vùng. Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp, có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao về thủy sản, nuôi trồng biển, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, sinh thái biển; xây dựng, triển khai tổng thể các giải pháp trữ nước dựa vào xu thế tự nhiên của từng khu vực; phòng chống sạt lở bờ sông, xâm thực biển, sụt lún đất. Song song đó, vùng cần đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thị trường xuất khẩu lao động; đổi mới công tác đào tạo, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu./. >>> Giải pháp "né" phù sa về đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnhTin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vai trò gì trong ứng phó với biến đổi khí hậu?
14:58' - 18/06/2019
Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng to lớn, nặng nề của biến đổi khí hậu do bờ biển dài, nhiều khu vực có bình độ thấp.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre chuyển đổi sản xuất gắn với thích ứng biến đổi khí hậu
11:02' - 11/06/2019
Bến Tre đã tập trung thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ).
-
DN cần biết
Biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại 1.000 tỷ USD cho các tập đoàn lớn
19:47' - 04/06/2019
Biến đổi khí hậu sẽ khiến hơn 200 tập đoàn lớn nhất thế giới được niêm yết trên sàn chứng khoán thiệt hại tổng cộng gần 1.000 tỷ USD trong 5 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.