"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
Nhận định về quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Thái Lan trong tương lai khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Pichai Naripthaphan tuyên bố rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, có khả năng leo thang dưới thời ông Donald Trump, sẽ chỉ thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa Thái Lan và Mỹ.
Theo tờ Economist, ông Pichai không phải người duy nhất ở Đông Nam Á lạc quan về triển vọng thương mại. Ngay cả đề xuất của ông Trump về việc áp thuế 20% trên diện rộng kết hợp với mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vẫn có thể khiến Đông Nam Á trở thành bên hưởng lợi ròng. Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn, không phải mức thuế áp cho Trung Quốc.Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, quan điểm này là quá lạc quan. Sẽ xảy ra điều gì nếu Mỹ, với mong muốn tách chip của nước này khỏi các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu sang các quốc gia như Malaysia, làm chậm lại sự bùng nổ các trung tâm dữ liệu của nước này?Tuy nhiên, Đông Nam Á không hoàn toàn phụ thuộc vào các cường quốc trên. Khu vực này có một mạng lưới dày đặc các hiệp định thương mại tự do song phương. Hứa hẹn hơn nữa là hai phần chính của cơ sở hạ tầng thương mại đa phương độc lập với Mỹ. Một là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), thỏa thuận cắt giảm thuế quan liên kết Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Đông Á. Hai là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thỏa thuận tiếp nối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ đã từ bỏ dưới thời chính quyền đầu tiên của ông Trump.
Về lý thuyết, những thỏa thuận này cung cấp các giải pháp thay thế cho các thể chế thương mại do Mỹ dẫn dắt như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và sẽ thúc đẩy thương mại nội khối châu Á, vốn là một biện pháp phòng ngừa chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ.Tuy nhiên, việc triển khai các thỏa thuận này vẫn chậm chạp. Kịch bản lạc quan nhất là chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump có thể khơi dậy tham vọng của khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN hiểu quá rõ nền kinh tế của họ phụ thuộc vào thương mại nhiều như thế nào.Những gì còn lại là sự cấp bách của việc hội nhập ASEAN hơn nữa: giảm bớt rào cản, hài hòa các tiêu chuẩn và thúc đẩy kiến trúc thương mại. Hiếm khi điều này lại trở nên cấp bách như vậy.- Từ khóa :
- trump
- donald trump
- tổng thống mỹ
- rcep
- đông nam á
- thái lan
- kinh tế mỹ
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận Mỹ-Trung "bơm oxy" cho ngành vận tải biển và bán lẻ trực tuyến
15:11'
Thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại luồng sinh khí mới cho ngành vận tải biển container và các nhà bán lẻ trực tuyến.
-
Phân tích - Dự báo
Những tác động khi Mỹ vá lỗ hổng "De Minimis"
06:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn và nguy cơ giao hàng chậm trễ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30'
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng về một mạng lưới kết nối thanh toán của Đông Nam Á
06:30' - 12/05/2025
Việc nhanh chóng áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai Dự án Nexus, một hệ thống thanh toán đa phương của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan Mỹ: Nghịch lý cho ngành dệt may Ấn Độ
05:30' - 12/05/2025
Bức tranh thương mại dệt may toàn cầu đang tạo ra nghịch lý cho Ấn Độ trước bối cảnh thuế quan mới của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Bước chuyển kinh tế mang tính quyết định của Trung Quốc
05:30' - 12/05/2025
Thay đổi kép trong chính sách kinh tế đã được nhìn thấy rõ trong kỳ họp lưỡng hội của Trung Quốc được tổ chức vào tháng 3/2025.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài cuối: Cuộc chuyển đổi lớn nhất
06:30' - 11/05/2025
Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại của Mỹ đã thay đổi, ông Carney cam kết sẽ xây dựng nền kinh tế Canada trở nên kiên cường hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài 1: Những ưu tiên quan trọng
05:30' - 11/05/2025
Cử tri Canada đã đặt niềm tin vào ông Carney, đánh giá ông là nhà lãnh đạo đủ năng lực để đối phó với những thách thức.
-
Phân tích - Dự báo
Thoả thuận thương mại Mỹ-Anh: Dấu hỏi về tính bền vững
06:30' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 đã ca ngợi "thỏa thuận thương mại to lớn" giữa Mỹ và Anh.