“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
Nhận định về những thách thức mà kinh tế châu Âu sẽ phải đối mặt khi ông Donald Trump lên nắm quyền trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai, tạp chí Le Nouvel Obs của Pháp cảnh báo Trumponomics (chính sách kinh tế kiểu ông Trump) như tăng thuế quan, lạm phát nhập khẩu, di dời nhà máy, lãi suất cao... sẽ có nguy cơ làm suy yếu tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU).
"Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã bắt đầu chính sách tăng thuế quan", chuyên gia kinh tế vĩ mô Bruno Cavalier của tập đoàn tài chính Pháp Oddo BHF nhắc lại. Trong giai đoạn 2018-2020, chính quyền của ông Donald Trump đã tăng mạnh thuế quan đối với hàng hóa "made in China", ảnh hưởng đến hơn 1/5 tổng số hàng hóa nhập khẩu vào nước này.Chính sách này của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, "lần này, quy mô của những gì ông Donald Trump dự định làm sẽ lớn chưa từng có", chuyên gia Bruno Cavalier cảnh báo.Mục tiêu thực sự của Tổng thống đắc cử là bù đắp phần nào cho thâm hụt ngân sách bổ sung mà ông sắp tạo ra (7.500 tỷ USD trong 10 năm) với những lời hứa giảm thuế trong nước nhưng tăng mạnh thuế quan. Trong các cuộc vận động tranh cử, ông Donald Trump đã đề cập đến ý định đánh thuế từ 50% đến 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, và từ 10% đến 20% đối với hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới... Thậm chí, thỉnh thoảng ông cũng đã đe dọa áp thuế 2.000% đối với xe ô tô sản xuất ở nước ngoài.Một mối nguy hiểm tiềm tàng của chính sách "bao bọc" nền kinh tế Mỹ kiểu ông Trump sẽ là việc tăng cường di dời năng lực sản xuất công nghiệp từ EU sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Các tập đoàn xuất khẩu lớn - Airbus, Stellantis, Volkswagen... - có thể quyết định xây dựng thêm nhiều nhà máy tại Mỹ. "Đầu tư sản xuất của châu Âu sẽ có xu hướng chuyển về các khu vực thân thiện với kinh doanh", chuyên gia Michel Ruimy dự đoán.Đây thực sự là mục tiêu rõ ràng của ông Donald Trump, người đã cam kết cắt giảm thuế, kết hợp với chi phí năng lượng thấp (hệ quả của lời hứa khoan dầu và khí đốt không giới hạn), nhằm "thu hút hàng nghìn doanh nghiệp" đến với nước Mỹ. Ông đặc biệt mơ ước hồi sinh các khu công nghiệp đã bị bỏ hoang ở Vành đai Rỉ sét (Rust Belt) bằng cách thu hút các nhà máy ô tô, đã chuyển sang bên kia biên giới Mexico, trở lại với khu vực này.“Triển vọng ổn định tài chính [của châu Âu] bị che mờ bởi những bất ổn về tài chính vĩ mô và địa chính trị ngày càng tăng, cũng như sự không chắc chắn trong chính sách thương mại” – nhận định của Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos được tạp chí La Tribune trích dẫn. Ông cho rằng, kế hoạch của ông Trump nhằm áp thuế hải quan toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ gây hậu quả đối với đồng euro, đặc biệt khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đẩy nhanh tốc độ giảm lãi suất cơ bản trong trường hợp xuất khẩu sụt giảm quá mạnh.Vấn đề là ở chỗ với châu Âu, có lẽ không có nhiều điều để đàm phán. "Ngoại trừ lĩnh vực công nghệ, Mỹ có thâm hụt thương mại khổng lồ với Liên minh châu Âu. Nhưng chúng ta không thể nhập khẩu những gì Mỹ không sản xuất hoặc những gì chúng ta không cần, cũng không thể tự nguyện hạn chế xuất khẩu được", theo nhận định của chuyên gia kinh tế Patrick Artus.
Là người theo chủ nghĩa trọng thương, ông Donald Trump chưa bao giờ che giấu mong muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Liên minh châu Âu, vốn lên tới gần 157 tỷ euro vào cuối năm 2023. Việc trao đổi thương mại giữa hai đồng minh tăng gấp 10 lần so với một thập kỷ trước đã mang lại lợi nhuận lớn cho châu Âu trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá và trước hết là cho Đức. Đây là lý do tại sao tới đây Đức chắc chắn nằm trong "tầm ngắm" của chính quyền mới tại Mỹ.“Căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng lớn và xu hướng bảo hộ có thể gia tăng trên toàn thế giới đang làm tăng lo ngại về tác động tiêu cực tiềm tàng đối với tăng trưởng toàn cầu, lạm phát và giá tài sản”, báo cáo của ECB cho biết.Nhìn chung, ECB tin rằng tăng trưởng yếu hiện gây ra mối đe dọa lớn hơn lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). ECB cũng nhấn mạnh những lo ngại liên quan đến chi phí trả nợ chính phủ ngày càng tăng và sự yếu kém về tài chính của một số quốc gia thành viên Eurozone. Vấn đề bền vững của nợ hiện đang được đặt ra ở một số quốc gia và lần này, ECB không ngần ngại nêu đích danh Pháp, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều bất ổn chính trị tại nước này.Quan điểm này càng phù hợp hơn khi ngay cả Đức, nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng euro và là đối tác thương mại hàng đầu của Pháp, cũng đang chìm trong bất ổn chính trị, với các cuộc bầu cử lập pháp sớm dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025, tức là ngay sau khi ông Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2025. Bất ổn chính trị cũng được các cơ quan xếp hạng chỉ ra ở mức độ ngày càng đáng báo động.Tuy nhiên, báo cáo của ECB nhấn mạnh rằng tình trạng nợ công hiện tại không thể so sánh với cuộc khủng hoảng ở Eurozone năm 2010. Nhưng ECB cũng lo ngại rằng mức nợ công cao ở một số quốc gia thuộc khu vực sẽ hạn chế không gian chính trị của các chính phủ trong việc ứng phó với những cú sốc kinh tế tiềm tàng, đặc biệt là đối với quá trình chuyển đổi năng lượng cũng như tăng cường ngân sách quốc phòng.(Tiếp theo: “Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu)“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu ÂuNhận định về những thách thức mà kinh tế châu Âu sẽ phải đối mặt khi ông Donald Trump lên nắm quyền trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai, tạp chí Le Nouvel Obs của Pháp cảnh báo Trumponomics (chính sách kinh tế kiểu ông Trump) như tăng thuế quan, lạm phát nhập khẩu, di dời nhà máy, lãi suất cao... sẽ có nguy cơ làm suy yếu tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU)."Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã bắt đầu chính sách tăng thuế quan", chuyên gia kinh tế vĩ mô Bruno Cavalier của tập đoàn tài chính Pháp Oddo BHF nhắc lại. Trong giai đoạn 2018-2020, chính quyền của ông Donald Trump đã tăng mạnh thuế quan đối với hàng hóa "made in China", ảnh hưởng đến hơn 1/5 tổng số hàng hóa nhập khẩu vào nước này.Chính sách này của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, "lần này, quy mô của những gì ông Donald Trump dự định làm sẽ lớn chưa từng có", chuyên gia Bruno Cavalier cảnh báo.Mục tiêu thực sự của Tổng thống đắc cử là bù đắp phần nào cho thâm hụt ngân sách bổ sung mà ông sắp tạo ra (7.500 tỷ USD trong 10 năm) với những lời hứa giảm thuế trong nước nhưng tăng mạnh thuế quan. Trong các cuộc vận động tranh cử, ông Donald Trump đã đề cập đến ý định đánh thuế từ 50% đến 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, và từ 10% đến 20% đối với hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới... Thậm chí, thỉnh thoảng ông cũng đã đe dọa áp thuế 2.000% đối với xe ô tô sản xuất ở nước ngoài.Một mối nguy hiểm tiềm tàng của chính sách "bao bọc" nền kinh tế Mỹ kiểu ông Trump sẽ là việc tăng cường di dời năng lực sản xuất công nghiệp từ EU sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Các tập đoàn xuất khẩu lớn - Airbus, Stellantis, Volkswagen... - có thể quyết định xây dựng thêm nhiều nhà máy tại Mỹ. "Đầu tư sản xuất của châu Âu sẽ có xu hướng chuyển về các khu vực thân thiện với kinh doanh", chuyên gia Michel Ruimy dự đoán.Đây thực sự là mục tiêu rõ ràng của ông Donald Trump, người đã cam kết cắt giảm thuế, kết hợp với chi phí năng lượng thấp (hệ quả của lời hứa khoan dầu và khí đốt không giới hạn), nhằm "thu hút hàng nghìn doanh nghiệp" đến với nước Mỹ. Ông đặc biệt mơ ước hồi sinh các khu công nghiệp đã bị bỏ hoang ở Vành đai Rỉ sét (Rust Belt) bằng cách thu hút các nhà máy ô tô, đã chuyển sang bên kia biên giới Mexico, trở lại với khu vực này.“Triển vọng ổn định tài chính [của châu Âu] bị che mờ bởi những bất ổn về tài chính vĩ mô và địa chính trị ngày càng tăng, cũng như sự không chắc chắn trong chính sách thương mại” – nhận định của Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos được tạp chí La Tribune trích dẫn. Ông cho rằng, kế hoạch của ông Trump nhằm áp thuế hải quan toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ gây hậu quả đối với đồng euro, đặc biệt khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đẩy nhanh tốc độ giảm lãi suất cơ bản trong trường hợp xuất khẩu sụt giảm quá mạnh.Vấn đề là ở chỗ với châu Âu, có lẽ không có nhiều điều để đàm phán. "Ngoại trừ lĩnh vực công nghệ, Mỹ có thâm hụt thương mại khổng lồ với Liên minh châu Âu. Nhưng chúng ta không thể nhập khẩu những gì Mỹ không sản xuất hoặc những gì chúng ta không cần, cũng không thể tự nguyện hạn chế xuất khẩu được", theo nhận định của chuyên gia kinh tế Patrick Artus.Là người theo chủ nghĩa trọng thương, ông Donald Trump chưa bao giờ che giấu mong muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Liên minh châu Âu, vốn lên tới gần 157 tỷ euro vào cuối năm 2023. Việc trao đổi thương mại giữa hai đồng minh tăng gấp 10 lần so với một thập kỷ trước đã mang lại lợi nhuận lớn cho châu Âu trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá và trước hết là cho Đức. Đây là lý do tại sao tới đây Đức chắc chắn nằm trong "tầm ngắm" của chính quyền mới tại Mỹ.“Căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng lớn và xu hướng bảo hộ có thể gia tăng trên toàn thế giới đang làm tăng lo ngại về tác động tiêu cực tiềm tàng đối với tăng trưởng toàn cầu, lạm phát và giá tài sản”, báo cáo của ECB cho biết.Nhìn chung, ECB tin rằng tăng trưởng yếu hiện gây ra mối đe dọa lớn hơn lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). ECB cũng nhấn mạnh những lo ngại liên quan đến chi phí trả nợ chính phủ ngày càng tăng và sự yếu kém về tài chính của một số quốc gia thành viên Eurozone. Vấn đề bền vững của nợ hiện đang được đặt ra ở một số quốc gia và lần này, ECB không ngần ngại nêu đích danh Pháp, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều bất ổn chính trị tại nước này.Quan điểm này càng phù hợp hơn khi ngay cả Đức, nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng euro và là đối tác thương mại hàng đầu của Pháp, cũng đang chìm trong bất ổn chính trị, với các cuộc bầu cử lập pháp sớm dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025, tức là ngay sau khi ông Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2025. Bất ổn chính trị cũng được các cơ quan xếp hạng chỉ ra ở mức độ ngày càng đáng báo động.Tuy nhiên, báo cáo của ECB nhấn mạnh rằng tình trạng nợ công hiện tại không thể so sánh với cuộc khủng hoảng ở Eurozone năm 2010. Nhưng ECB cũng lo ngại rằng mức nợ công cao ở một số quốc gia thuộc khu vực sẽ hạn chế không gian chính trị của các chính phủ trong việc ứng phó với những cú sốc kinh tế tiềm tàng, đặc biệt là đối với quá trình chuyển đổi năng lượng cũng như tăng cường ngân sách quốc phòng.- Từ khóa :
- donald trump
- tổng thống mỹ
- châu âu
- kinh tế mỹ
- eurozone
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Chuyển động DN
Ford cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu, đối mặt thách thức chuyển đổi sang xe điện
11:22' - 21/11/2024
Ngày 20/11, hãng sản xuất ô tô Mỹ Ford thông báo kế hoạch cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu từ nay đến cuối năm 2027.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã chiến lược của Mỹ trong "cuộc chiến" thuế quan với Trung Quốc
17:38'
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bất ngờ hạ nhiệt đã phần nào hé lộ chiến lược của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài cuối: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày?
06:30'
Bên cạnh những nhận định tích cực về thỏa thuận cắt giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, một số chuyên gia đã đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày giảm thuế?
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài 1: Tác động đối với hai siêu cường
05:30'
Truyền thông quốc tế (các tờ Wall Street Journal, The Economist và trang mạng Caixin) đồng loạt đăng các bài viết nhận định về thỏa thuận bất ngờ vừa đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận Mỹ-Trung "bơm oxy" cho ngành vận tải biển và bán lẻ trực tuyến
15:11' - 13/05/2025
Thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại luồng sinh khí mới cho ngành vận tải biển container và các nhà bán lẻ trực tuyến.
-
Phân tích - Dự báo
Những tác động khi Mỹ vá lỗ hổng "De Minimis"
06:30' - 13/05/2025
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn và nguy cơ giao hàng chậm trễ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30' - 13/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng về một mạng lưới kết nối thanh toán của Đông Nam Á
06:30' - 12/05/2025
Việc nhanh chóng áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai Dự án Nexus, một hệ thống thanh toán đa phương của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan Mỹ: Nghịch lý cho ngành dệt may Ấn Độ
05:30' - 12/05/2025
Bức tranh thương mại dệt may toàn cầu đang tạo ra nghịch lý cho Ấn Độ trước bối cảnh thuế quan mới của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Bước chuyển kinh tế mang tính quyết định của Trung Quốc
05:30' - 12/05/2025
Thay đổi kép trong chính sách kinh tế đã được nhìn thấy rõ trong kỳ họp lưỡng hội của Trung Quốc được tổ chức vào tháng 3/2025.