Đề nghị Phần Lan hỗ trợ chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Chiều 10/9 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp nước chủ nhà Jari Leppa.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, chiều 10/9 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp nước chủ nhà Jari Leppa.
Theo đặc phái viên TTXVN, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Phần Lan đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện dự án liên quan đến dữ liệu thông tin rừng quốc gia.Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, giai đoạn 1 và 2 của dự án này đã tạo cơ sở để ngành lâm nghiệp Việt Nam quản lý hệ thống thông tin rừng hiệu quả. Vì thế, ông đề nghị Phần Lan tiếp tục hỗ trợ hợp phần 3 của dự án và hỗ trợ Việt Nam phát triển rừng đa dụng. Về nội dung này, hai Bộ trưởng cũng đã đồng ý thúc đẩy hợp tác, nhất là trong lĩnh vực phát triển hợp tác xã lâm nghiệp nhằm giúp phát triển lâm nghiệp bền vững.
Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam đang chuyển đổi mô hình phát triển giá trị nông nghiệp đơn ngành sang đa ngành. Vì vậy, ông đề nghị Phần Lan hỗ trợ phân ngành chăn nuôi, trồng trọt và phát triển lâm nghiệp đa dụng; chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; phát triển nông thôn bền vững, nông nghiệp tuần hoàn và cung cấp nước sạch nông thôn.Về mặt thương mại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam là một trong 15 nước sản xuất nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, quan hệ thương mại với Phần Lan còn khiêm tốn nên hai bên cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng bổ sung cho nhau trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan còn cho biết trong chuyến công tác này, ông mong muốn gặp đại diện các nước trong Liên minh châu Âu (EU) để cùng trao đổi và làm rõ mối quan tâm của châu Âu đối với ngành đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam.Đây là sinh kế lâu đời của nhiều người dân Việt Nam và để chuyển đổi từ việc khai thác tự phát thành ngành khai thác có tổ chức nhằm bảo vệ nguồn thủy hải sản, Việt Nam đã ban hành luật và các văn bản liên quan, qua đó giúp giám sát chặt chẽ hoạt động này.
Những động thái của Việt Nam đã được EU ghi nhận và Việt Nam cũng đã có nhiều cải thiện về thể chế phù hợp với yêu của EU. Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định thêm rằng đánh bắt thủy hải sản có trách nhiệm cũng là nhiệm vụ của người dân Việt Nam đối với hệ sinh thái biển và là minh chứng cho việc Việt Nam thực hiện cam kết trước cộng đồng quốc tế.
Về phần mình, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp Jari Leppa chia sẻ Phần Lan có đất sạch, rừng sạch và nước sạch để sản xuất sản phẩm sạch.Để thực hiện được việc này, công tác nghiên cứu có vai trò rất quan trọng. Phần Lan có quá trình nghiên cứu về rừng và thiên nhiên lâu nhất trên thế giới, và Phần Lan sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam trong các lĩnh vực này.
Ngoài ra, Phần Lan cũng rất quan tâm đến dự án thúc đẩy phát triển hợp tác xã, thúc đẩy thương mại, hợp tác phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh tế sinh học. Bên cạnh đó, ông Jari Leppa cũng cho rằng hai bên có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong những lĩnh vực cùng quan tâm.
Cũng tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đã thống nhất sẽ ban hành khung hợp tác cụ thể trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phần Lan: Khuyến khích lao động và doanh nghiệp Việt Nam đến làm việc
07:53' - 11/09/2021
Phần Lan cũng đứng trước thách thức già hoá dân số, thiếu lao động, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích lao động và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, làm việc tại Phần Lan.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan
07:36' - 11/09/2021
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Anu Vehvilainen, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan từ ngày 10-11/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ dự án Lô B-Ô Môn để có dòng khí đầu tiên vào tháng 8/2027
18:37'
PTSC sẽ hoàn thành chế tạo và lắp đặt ngoài khơi trước ngày 31/12/2025 nhiều hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị khởi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên
17:49'
Dự án Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là Dự án rất quan trọng trong việc truyền tải điện mua từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh chậm tiến độ do thiếu nguồn cát
16:14'
Hiện nay, dự án tuyến tránh thành phố Cao Lãnh đang gặp khó khăn là nguồn cát đắp nền đường khan hiếm, còn thiếu khoảng 54.500 m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi công Dự án xây dựng đường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan
16:08'
Các nhà thầu đang tích cực thi công, mục tiêu đến tháng 8/2025 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị
16:08'
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 413km và phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ Sài Gòn - Đại Ninh: Tập đoàn Novaland kháng cáo xin tiếp tục được thực hiện dự án
16:01'
Tập đoàn Novaland kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm, trong đó, không kiến nghị thu hồi Dự án Đại Ninh mà giao cho các bên liên quan được tiếp tục thực hiện Dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn lưới truyền tải điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên
15:29'
Mùa khô hàng năm vẫn được đánh giá là một trong những mùa áp lực về cung cấp điện rất lớn, không chỉ trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên mà còn trên địa bàn cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Rosatom giới thiệu công nghệ tương lai tiềm năng cho hợp tác với Việt Nam
15:03'
Hiện nay tại Rosatom đang phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ lượng tử trong lĩnh vực điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sớm khắc phục sự cố phun trào phụ gia đào hầm đường sắt
14:45'
Trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh có khoảng hơn 30 hộ dân sinh sống. Trước khi sự cố xảy ra, 15 hộ dân này đã tạm thời di dời để đảm bảo an toàn.