Để nông sản Việt tiến sâu vào các thị trường "khó tính"
Điều này đòi hỏi Việt Nam càng phải nghiên cứu, tuân thủ chặt chẽ luật chơi quốc tế, đặc biệt là với những thị trường có nhiều quy định chặt chẽ về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mới đây, sầu riêng Việt Nam vào EU sẽ phải chịu tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20%. Nguyên nhân do không tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tần suất kiểm tra thanh long là 30%, ớt và đậu bắp cùng tần suất 50%. Ba sản phẩm này khi nhập khẩu vào thị trường EU phải kèm theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hay sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc phải có thêm giấy kiểm định chất vàng O (Auramine O, hay Basic Yellow 2 - BY2 dùng để tạo màu trong công nghiệp), Cadimi.
Sản phẩm nông sản Việt Nam liên tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản lượng. Trong số đó, thị trường Trung Quốc được coi là điểm sáng khi nhập khẩu gần 4,1 tỷ USD riêng mặt hàng rau quả, chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam. Tuy nhiên, sự khắt khe trong tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm nhập khẩu của các thị trường ngày càng cao. Hầu hết các thị trường đều đưa ra cảnh báo dù chỉ một lô hàng vi phạm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cả ngành hàng. Theo thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, trong năm 2024, các thành viên WTO đưa ra 1.029 thông báo và thông báo dự thảo về các biện pháp SPS. Trong số đó, có nhiều thông báo quy định về dư lượng lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia thực phẩm,… đối với từng sản phẩm nông sản thực phẩm. Phần lớn thông báo và thông báo dự thảo liên quan đến các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) cho biết: EU tăng hay giảm tần suất kiểm tra biên giới đối với mặt hàng nông sản thực phẩm của các nước thứ ba là hoạt động thường xuyên. Không chỉ có nông sản, thực phẩm của Việt Nam mà tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ khi nhập khẩu vào thị trường EU đều phải tuân thủ. Nếu tuân thủ tốt các quy định của EU thì sẽ được EU dỡ bỏ các điều kiện kiểm soát. Không chỉ EU, trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu có xu hướng gia tăng các cảnh báo, ông Ngô Xuân Nam cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Việt Nam phải chủ động quản lý giám sát chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định của thị trường.Trước hết người nông dân trong quá trình tổ chức sản xuất, canh tác cần tuân thủ và cập nhật đúng các quy định của thị trường về kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt với những hoạt chất không có trong danh sách cấm của EU thì mặc định ở mức 0,01 ppm. Với những hoạt chất cho phép, bà con tuyệt đối tuân thủ quy tắc “4 đúng” - đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách. Nông dân phải đảm bảo thời gian cách ly đến lúc thu hoạch là không còn tồn dư thuốc, đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, nông dân cần tích cực chuyển đổi sang hướng canh tác hữu cơ, sử dụng các hoạt chất sinh học, chế phẩm sinh học để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường. Các doanh nghiệp cùng đồng hành trong đồng quản lý chất lượng sản phẩm. Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói, đồng thời siết chặt kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và truy xuất nguồn gốc. Những đơn vị vi phạm sẽ bị dừng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam cần tổ chức lại sản xuất trái cây đảm bảo sản xuất lớn, tập trung và tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng được các quy định của thị trường. Mã số vùng trồng, mã số đóng gói, đối tượng kiểm dịch… không phải là vấn đề mới, nhưng để tiến sau vào các thị trường thì doanh nghiệp Việt cần làm tốt hơn nữa. Theo các chuyên gia, nông dân và doanh nghiệp phải lưu ý tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, để tránh việc bị đưa vào danh sách kiểm soát hoặc tăng tần suất kiểm tra, kiểm soát, hay nặng hơn là yêu cầu thêm chứng nhận phân tích mẫu khi xuất khẩu. Ông Ngô Xuân Nam cho biết, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ hỗ trợ, cập nhật và minh bạch thông tin về an toàn thực phẩm (thay đổi mức mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy định về phụ gia thực phẩm…), các quy định về đối tượng kiểm dịch… của tất cả các thị trường để các bên liên quan đáp ứng tốt nhất các quy định của thị trường.Tin liên quan
-
Thời sự
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Bắt nhịp thay đổi của thị trường để duy trì tăng trưởng xuất khẩu
15:04' - 06/02/2025
Hoa Kỳ đang có nhiều chính sách bất ngờ nhằm bảo hộ, cũng như nguy cơ chiến tranh thương mại gia tăng, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sẽ chịu tác động không nhỏ.
-
Thị trường
Tháng 1, xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm gần 5%
11:07' - 06/02/2025
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1/2025 đạt 5,08 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp tận dụng FTA để gia tăng xuất khẩu
10:42' - 05/02/2025
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cam kết trong FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp tinh gọn bộ máy
10:43'
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các nội dung được xem xét tại phiên họp lần này nhằm phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy để trình cấp có thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Hệ thống thuế điện tử đã hoạt động trở lại
10:04'
Ngành thuế phải đặc biệt lưu ý đối với chuyển đổi số liệu và ứng dụng quản lý thuế đảm bảo an toàn tuyệt đối, quyết tâm ngay sau khi chuyển đổi vận hành sẽ được triển khai thông suốt ngay...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Hóa chất phù hợp với xu thế phát triển xanh
08:31'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) về những điểm mới trong Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chinh phục mục tiêu xuất khẩu 454 tỷ USD
08:00'
Với mục tiêu tăng trưởng 12%, kim ngạch xuất khẩu năm 2025 cần đạt 454 tỷ USD, đồng nghĩa với việc mỗi tháng phải tăng thêm khoảng 4 tỷ USD so với năm 2024 – một thách thức không nhỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa
19:05' - 16/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chương trình, kế hoạch để cùng cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:13' - 16/03/2025
Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo các dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
18:13' - 16/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
15:01' - 16/03/2025
Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên với yêu cầu "6 hơn"
11:11' - 16/03/2025
Sáng 16/3, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên.